Theo phản ánh của người dân ở xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội), suốt nhiều năm nay còn tồn tại nhiều sai phạm trong việc đền bù, bố trí tái định cư ở các dự án: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Thanh Trì); Dự án Đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình BOT; Dự án đường Vũ Lăng.
Được biết, dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1A đoạn qua Văn Điển - Ngọc Hồi (Thanh Trì) do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư, có chiều dài 3,8km, mặt cắt ngang toàn tuyến là 46 m..
Trên địa bàn huyện Thanh Trì, tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là trên 185.000m2 thuộc địa bàn 4 xã gồm: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi và Liên Ninh.
Tổng mức đầu tư gần 888 tỷ đồng và sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 247 tỷ đồng, còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn…
Còn tại dự án Đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình BOT. Trước đó, Thanh tra Chính Phủ cũng có kết luận về hàng loạt sai phạm liên quan đến dự án trên…
Theo đó, người dân cho biết, tổ công tác giải phóng mặt bằng xã Ngũ Hiệp, người có vai trò và trách nhiệm là ông Trần Văn Nam (thời điểm 2018 ông Nam đang là Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp, hiện tại ông Nam là Bí thư xã Ngũ Hiệp), ông Trần Mạnh Tư – phó Chủ tịch xã Ngũ Hiệp, đã có dấu hiệu của việc xác nhận nguồn gốc đất ở và tài sản gắn liền trên đất của nhiều hộ gia đình không đủ điều kiện được cấp tái định cư nhưng lại được cấp tái định cư.
Ở dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi có các hộ gia đình ông Th. M, D. O, bà H., T.H., K.A.C., H.C…Đặc biệt, có rất nhiều hộ gia đình mới lấn chiếm tại khu vực Bách hoá Ngọc Hồi cũ; Dự án Đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thức BOT, tại thôn Việt Yên có gia đình ông Tr., Th.Đ., ông B., tại thôn Tự Khoát có gia đình ông Th.M., C.Ng., Ch.T., Th.S., Đ.H…; Dự án đường Vũ Lăng có gia đình bà X., ông C.H...
Có nhiều gia đình ở khu Bách Hoá cũ Ngọc Hồi vì có dấu hiệu của việc bôi trơn nên đã được cấp bố trí tái định cư.
Theo đó, người dân cho rằng, việc làm của chính quyền UBND xã Ngũ Hiệp và tổ công tác giải phóng mặt bằng xã Ngũ Hiệp có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước.
Liên quan đến sự việc trên, ngày 5/1, PV báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Sung – Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp, ông Trần Mạnh Tư – phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp và cán bộ địa chính xã Ngũ Hiệp.
Khi được PV hỏi về danh sách các hộ đình nêu trên không đủ điều kiện được cấp tái định cư nhưng do được bôi trơn nên đã được cấp tái định cư, về vấn đề trên ông Trần Văn Sung – Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp cho biết, bản thân mới được bổ nhiệm về làm Chủ tịch xã 3 năm nay, nhưng các dự án trên triển khai từ năm 2018, nên đã giao lại cho đồng chí Trần Mạnh Tư – phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp là người nắm rõ sẽ trả lời báo chí.
Ông Trần Mạnh Tư - phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp.
Tuy nhiên, ông Trần Mạnh Tư – phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp cho biết, về các hộ dân mà báo chí nêu sẽ cho kiểm tra lại và trả lời với báo chí sau hoặc bằng văn bản.
Cũng trong buổi làm việc, khi PV đề cập đến trường hợp của bà Đ.T.B.Th là người không có hộ khẩu ở xã Ngũ Hiệp nhưng vẫn được xác nhận để bố trí tái định cư.
Vị phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp cho hay bà Th là con ông Đ V. Ch đã được bố chia đất cho nên được bố trí tái định cư.
Tuy nhiên, khi PV cho biết thông tin, về dự án Đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình BOT thì gia đình ông Ch trong giai đoan 1 đã được xác định nguồn gốc và nhận bồi thường.
Tại sao năm 2018, giai đoạn 2 ở cùng thửa đất trên khi đã nhận được tiền đền bù ở giai đoạn 1, nhưng vẫn được chính quyền xác nhận nguồn gốc tiếp để bố trí tại định cư, thì không nhận được câu trả lời từ vị phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp.
Tiếp đến trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã, PV tiếp tục đề cập đến trường hợp của gia đình ông P. M. H, bà Ng T.T. Th đã được nhận tổng số tiền đền bù là hơn 1,5 tỷ đồng (bao gồm phần tài sản là ngôi nhà 5 tầng, tường rào…). Tuy nhiên, được biết ngôi nhà 5 tầng được bồi thường trên vẫn tồn tại, có hay không có sự móc nối của chính quyền xã Ngũ Hiệp để nhận tiền đền bù khống trên?
Về vấn đề trên, ông Trần Mạnh Tư đã cho cán bộ địa chính kiểm tra lại thông tin trên, và cho đi lấy hồ sơ để xem xét. Nhưng khi địa chính đi kiểm tra về, thì vị phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp không có câu trả lời đối với PV.
Ở một diễn biến khác, khi đề cập đến vấn đề của gia đình ông L.H.Đ được xác nhận bồi thường ở lần 1 là gần 1,1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, không đồng ý với phương án bồi thường trên, gia đình ông Đ đã có khiếu nại đối với UBND xã Ngũ Hiệp thì lập tức bị đánh tụt số tiền bồi thường còn 670 triệu, ông Đ tiếp tục khiếu nại và lần tiếp theo gia đình ông Điệp chỉ còn được bồi thường 510 triệu đồng, có hay không việc o ép, trù dập người dân?.
Ông Trần Mạnh Tư – phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp cho hay, đây là theo quy định.
Tuy nhiên, có điều rất lạ, cùng một thửa đất, tài sản trên đất trên…Hơn nữa, ngày 8/4/2003, khi lấy ý kiến của người dân về 184m2 đất của gia đình ông Đ ăn ở và sử dụng đất từ năm 1990 đến nay không có tranh chấp với ai.
Việc đơn xác nhận trên vẫn còn lưu ở UBND xã Ngũ Hiệp. Không hiểu vì lí do gì mỗi lần có khiếu nại là gia đình ông Đ lại bị đánh tụt số tiền bồi thường.
Vị phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp vẫn cho rằng đấy là theo quy định.
Thiết nghĩ nếu gia đình ông Đ lấy tiền ngay lần 1 mà không có khiếu kiện, khiếu nại thì Nhà nước đã bị thiệt hại hơn 500 triệu đồng.
Đấy chỉ là 1 hộ ông Đ, còn hằng trăm hộ ở xã Ngũ Hiệp mà lần lần 1 thì như thế nào?. Tuy nhiên, PV nhận lại chỉ là nụ cười từ vị phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp.
Tiếp tục trong buổi làm việc, khi được hỏi việc để được xác nhận nguồn gốc đất, cấp tái định cư thì người dân phải bôi trơn (số tiền bôi trơn ở đây theo phản ánh là 400 triệu đồng).
Về nội dung trên, ông Trần Mạnh Tư khẳng định không có sự việc trên. Tuy nhiên, khi PV đề cập đến người dân đã có các file ghi âm về việc đưa tiền “bôi trơn”, cũng như khi sự việc không thành thì chỉ được trả lại 200 triệu đồng…thì nhận lại chỉ là cái im lặng từ vị phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp.
Còn nhiều “góc khuất” trong việc xác nhận nguồn gốc đất, bố trí tái định cư… cũng như nội dung của việc “bôi trơn” để được bố trí tái định cư ở xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội).
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin ở bài tiếp theo.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Thành Phố Hà Nội ban hành Kế hoạch cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh với mọi đối tượng, hành vi gây mất an toàn, vệ sinh thực phẩm, gây nguy cơ dịch bệnh, tổn hại đến sức khỏe cộng đồng.
Thực hiện các hoạt động trong đợt cao điểm đảm bảo TTATGT tháng 10 , Trường THPT Nhữ Văn Lan phối hợp với Công an Huyện Tiên Lãng tổ chức tuyên truyền pháp luật giao thông đường bộ và ký cam kết thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho hơn 1.300 học sinh.
Chiều 4/11, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ.
UBND tỉnh Hà Giang vừa có văn bản chỉ đạo rà soát, kiểm tra thực hiện việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản có nhiều dấu hiệu bất thường trong thời gian qua.
CEO Phạm Kim Dung chia sẻ về hành trình đưa người đẹp Việt ra quốc tế cũng như mong muốn dải đất hình chữ S trở thành cái tên đứng đầu bản đồ nhan sắc thế giới.
Quá trình điều tra, công an TP Bảo Lộc đã bắt giữ 'nữ quái' cải trang đột nhập vào một trường học trộm cắp nhiều điện thoại, máy tính và tiền của học sinh.
Sau 4 năm điều trị bệnh tâm thần, Cao Trí Trung – kẻ cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy từ Bắc vào Nam bị đưa ra xét xử và phải trả giá bằng bản án cao nhất.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.