Trong 15 năm ấy, Người sống và làm việc ở nhà sàn nhiều nhất (từ 19/5/1958 đến 17/8/1969).
Từ ngày 17/8/1969, do điều kiện sức khoẻ của Người, các bác sĩ đề nghị Người không lên xuống nhà sàn nữa, Người đã xuống ở căn nhà được xây dựng năm 1967.
Nhà 67, nơi ở và làm việc của Bác những ngày tháng cuối đời. Ảnh: Phạm Hải
Tại đây, dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng Người đã ra đi lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 sau một cơn đau tim.
Chọn đúng giờ đẹp nhất trong ngày
Chuẩn bị cho sự ra đi này, từ năm 1965, khi còn ở nhà sàn, Bác đã chọn đúng giờ đẹp nhất trong ngày, chọn đúng lúc sức khoẻ tốt nhất trong những năm đó để viết Di chúc, mà Bác gọi rất giản dị là “Tài liệu”, là “Thư”, là “Mấy lời để lại”.
Nhà sàn Bác Hồ luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: Phạm Hải
Mở đầu bài viết, Bác ghi rõ “Nhân dịp 75 tuổi” và phía bên lề trái, Bác ghi chú thêm hàng chữ “Tuyệt đối bí mật”.
Những lúc thảo tài liệu “Tuyệt đối bí mật”, Bác đã ngồi ở chiếc ghế mây để viết hoặc ngồi đánh máy ở chiếc bàn gỗ được kê trong phòng làm việc ở tầng hai nhà sàn.
Trong hồi ký, ông Vũ Kỳ (nguyên thư ký riêng của Bác) viết: “Đúng 9h, Bác Hồ ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã suy ngẫm từ lâu. Phòng làm việc trên nhà sàn yên tĩnh. Gió mát dịu, thoang thoảng hương thơm của hoa vườn...
Chính vào giờ phút đó Bác Hồ đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu 'Tuyệt đối bí mật' để dặn lại cho muôn đời con cháu mai sau”.
Đó là ngày 10/5/1965, ngày đầu tiên Bác viết Di chúc. Rồi những ngày tiếp theo của tháng 5 năm ấy hay những ngày trung tuần tháng 5 của các năm sau cũng vậy, Bác viết, sửa chữa, bổ sung Di chúc ở phòng làm việc nhà sàn.
Phòng làm việc ở nhà sàn. Ảnh: Phạm Hải
Ngày 19/5/1969, Bác xem lại Di chúc: “Đúng 9h, Bác ngồi vào bàn làm việc với bản Di chúc trước mặt. Bên ngoài nắng đã lên cao. Những chùm hoa phượng nở sớm, bắt nắng khoe màu rực rỡ.
Mặt hồ lăn tăn gợn sóng, lấp lánh ánh mặt trời. Một làn gió mát rượi ùa vào khung cửa sổ làm bay bay những sợi tóc bạc của Bác. Bác ngồi đó, tựa lưng vào thành ghế thoải mái, ung dung, nét suy tư hiện lên trên vầng trán rộng...”.
Ảnh: Phạm Hải
Ngày 20/5/1969, “Người xem lại tài liệu lần cuối và xếp vào phong bì cất đi”.
Ngày 8/5/2004, khi chúng tôi vào thăm ông Vũ Kỳ ở bệnh viện Hữu Nghị, dù rất mệt, ông vẫn kể lại chuyện này như vừa được chứng kiến.
Ngôi nhà sàn lộng gió thời đại. Bác ung dung, thư thái viết ra những điều Bác đã suy nghĩ, đúc kết, những kinh nghiệm mà bằng cả cuộc đời phấn đấu hy sinh Bác thu lượm được. Những điều đó quý giá biết nhường nào.
Di chúc của Bác là tài sản tinh thần vô giá Bác trao cho thế hệ chúng ta hôm nay, cũng như các thế hệ mai sau. Ngôi nhà sàn vì vậy đã đi vào huyền thoại trong cái huyền thoại chung của cuộc đời Bác Hồ và ngày càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc.
Những di vật lịch sử
Kỷ vật gắn với sự ra đời bản Di chúc lịch sử Bác Hồ để lại còn là phòng làm việc tầng 2 nhà sàn, là bộ bàn ghế Bác vẫn thường ngồi làm việc và đã ngồi để thảo Di chúc, là chiếc giá sách trên đó Bác đã từng cất tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.
Những di vật lịch sử đã tồn tại cùng với ngôi nhà sàn Bác đã ở và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch. Ảnh: Phạm Hải
Ngoài ra, còn có chiếc máy chữ Bác đã dùng đánh văn bản và đánh Di chúc (bản năm 1965), những chiếc bút Bác đã dùng để viết, sửa chữa, bổ sung Di chúc, chiếc phong bì Bác đựng tài liệu “Tuyệt đối bí mật”... Tất cả đều là những di vật lịch sử, đã tồn tại cùng với sự tồn tại của ngôi nhà sàn, trong thời gian và không gian Bác đã ở và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch.
Ô tô (Pô-Bê-Đa) Chính phủ Liên Xô tặng năm 1955 đã phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Hải
Xe ô tô Peugeot 404 Việt kiều Pháp tặng năm 1964 đã phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Hải
Chúng đã trở thành những vật chứng thiêng liêng, chứng kiến những hoạt động cụ thể của Bác Hồ, chứng kiến những suy nghĩ sâu sắc được Bác nghiền ngẫm, chắt lọc để rồi được hiện hữu thành di sản văn hoá cho muôn đời sau, không chỉ cho các thế hệ người Việt Nam mà còn cho cả nhân dân yêu lao động, hoà bình, công lý trên thế giới.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Chỉ thị số 6 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu, yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra việc chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu; không làm hỏng, thất lạc tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan triệt phá thành công chuyên án "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" kết hợp với tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ với số lượng lớn, quy mô trên cả nước.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Công an tỉnh Tuyên Quang đã ghi nhận tình trạng một số đối tượng lợi dụng việc khai thác cát, sỏi lòng sông Gâm tại địa bàn xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) để tận thu vàng sa khoáng.
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện (BHTN); khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Chính sách miễn học phí là bước tiến quan trọng, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. Khi các em đều có quyền được học tập và đây là chìa khóa giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa nhận văn bản của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, đề nghị UBND tỉnh phối hợp, cung cấp thông tin của 38 cán bộ tham gia giải quyết các công việc liên quan dự án điện mặt trời Long Thành 1 tại huyện Ea Súp.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.