Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nghệ An: Ngọt vụ mật mía Tân Hương

Nhà nước và Pháp luật
02/01/2016 07:00
Duy Ngợi
aa
Những ngày cuối năm, đi qua xã Tân Hương (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đâu đâu cũng thấy người dân đốt lò nấu mật mía. Đây cũng là lúc các lái buôn từ khắp nơi đến mua mật phục vụ cho nhu cầu của người dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.


Một gia đình ở Tân Hương nhen lò nấu mật mía (ảnh Duy Ngợi).
Một gia đình ở Tân Hương nhen lò nấu mật mía (ảnh Duy Ngợi).

Tất bật mùa nấu mật

Hằng năm, cứ đến mùa thu hoạch mía cũng là lúc các lò nấu mật mía bắt đầu hoạt động. Thường thì người dân bắt đầu nấu mật mía vào đầu tháng 11 âm lịch cho đến đầu tháng 1 năm sau. Đây là dịp Tết Nguyên đán nên thị trường tiêu thụ mật rất mạnh, nhất là ở các làng nghề làm kẹo lạc, cu đơ…

Để từ cây mía ra thành những giọt mật thơm lừng, đặc quánh màu mật ong phải qua nhiều công đoạn. Người ta tập trung mía nguyên liệu ép lấy nước rồi cho vào chảo đun sôi trên chiếc bếp liên hoàn (mỗi bếp vậy thường có 5 chảo đựng nước mía cô thành mật).

Khi nước mía sôi, người ta dùng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn để vớt bọt và tạp chất cho đến hết. Tiếp đó, qua hai, ba giờ nấu liên tục là có thể thu được mật mía thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Chất lượng của mật mía có đạt hay không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nếu mía cây càng ngọt thì lượng mật thu về càng cao chứ trong quá trình nấu, người dân không cần cho bất cứ gia vị hay chất bảo quản nào. Một mẻ mật mía đạt chất lượng phải có màu vàng au, sóng sánh.

Các công đoạn nấu mật mía hoàn toàn bằng thủ công (ảnh Duy Ngợi).
Các công đoạn nấu mật mía hoàn toàn bằng thủ công (ảnh Duy Ngợi).

Đang cho bã mía khô vào lò nấu mật mía, ông Trần Xuân Đức (SN 1963 ở xóm 7, xã Tân Hương) vui mừng khi thấy khách đến chơi và hỏi về nghề nấu mật mía của quê mình.

Trong khi người làm nghề đã nấu mật cả tháng trời thì hôm nay, ông Đức mới nhóm lò để nấu mật vì mấy ngày trước ông mới tập trung đủ nguyên liệu.

Ông Đức tiết lộ: “Nghề này quan trọng nhất trong các công đoạn là nấu mật, người trực lò phải luôn liền tay, giữ cho vừa lửa để mật khỏi trào ra ngoài, tay thoăn thoắt vớt váng nổi lên để mật có màu đẹp. Đặc biệt, người làm công đoạn này phải có kinh nghiệm để mật không “non” hoặc quá “già”.

Năm nay, cùng với người con trai cả, ông Đức còn thuê thêm 2 nhân công để ép mía để lò mật của mình hoạt động được hết công suất có thể. Vì nấu muộn hơn những lò khác trong xóm nên hằng ngày, chiếc lò của ông Đức hoạt động tới tật chín, mười giờ đêm.

Rời lò nấu mật mía của gia đình ông Đức, chúng tôi tìm đến gia đình anh chị Nguyễn Văn Trường – Nguyễn Thị Pháp khi cả hai đang ép mía lấy mật chuẩn bị đốt lò.

Sáu năm qua, vì không có điều kiện thuê nhân công nên hằng ngày, vợ chồng anh chị phải dậy từ rất sớm để ép mía lấy nước nấu mật. Làm quần quật từ sáng đến tối nên bàn tay anh Trường, chị Pháp đã bị nhuộm đen vì vỏ mía.

Vừa gom bã mía từ chiếc máy ép, chị Pháp cho biết: Dịp gần Tết là mùa vụ làm ăn nên phải tranh thủ chẳng dám nghỉ ngơi. Hai vợ chồng tui nấu mật cũng được cả tháng ni (nay – PV) rồi. Khi mô hết mía trong nhà lại mua thêm mía về ép rồi nấu tiếp”.

Chị Pháp vừa dứt lời thì từ ngoài ngõ đã có một nhóm lái buôn đi vào hỏi mua mật. Chị Pháp lại phải tạm dừng công việc và rửa tay vào bán hàng cho khách. “Mật bán răng đây, tui lấy vài can?”, một lái buôn mở lời.

Sau khi thỏa thuận được giá cả, chị Pháp bắt đầu lấy ca nhựa để rót mật vào can cho khách hàng. Tuy chỉ có độ một, hai tiếng tiếng ở nhà anh Trường nhưng đã có hàng chục lái buôn đến mua mật, chị Pháp làm việc không ngơi tay. Và trong phút chốc, ba thùng phi đựng mật dựng bên thềm nhà của chị Pháp đã hết veo.

Sau đó, chị lại cùng chồng ép mía lấy nước nấu mật. “Làm nghề ni thì phải chấp nhận vất vả, người ta có nhiều nhân công còn dễ thở nhưng vợ chồng tui vì có con nhỏ và 4 đứa đang tuổi ăn học nên phải làm nhiều gấp đôi. Năm ni nhu cầu của thị trường nhiều hơn năm trước nên mình làm được nhiều mật hơn, dự tính cũng dư được đôi chút để mua sắm thêm đồ dùng trong nhà và có được cái Tết tươm tất", anh Trường tâm sự.

Mật mía nấu cô đặc đến màu vàng sóng sánh vừa đủ (ảnh Duy Ngợi)
Mật mía nấu cô đặc đến màu vàng sóng sánh vừa đủ (ảnh Duy Ngợi)

Cách nhà vợ chồng anh chị Trường Pháp không xa, gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc (62 tuổi) cũng đang nhộn nhịp nấu mật. Biết làm mật mía từ năm 1982, đến nay ông Nguyễn đã có hơn 30 năm trong nghề.

Vừa cùng vợ và mấy người con trai chất củi, vớt bọt mật để múc những gáo mật vàng au ra thùng phi, ông Phúc hồ hởi cho biết: “Năm ni lái buôn đến đặt hàng nhiều gấp đôi năm ngoái. Nhà tui trồng mía dự tính nấu được 30 thùng phi mật rồi mà còn phải đi gom mía của bà con trong làng về may ra mới đủ nhu cầu của khách hàng”.

Ngồi rót những can mật bán cho lái buôn đưa về xuôi tiêu thụ, vợ ông Phúc khoe: “Tết chỉ cần năm chảo mật mía là tha hồ mua sắm thịt cá, chỉ có điều làm nghề ni cực nhọc thôi”, vợ ông Phúc nói. Nhờ nghề nấu mật mía mà gia đình ông Phúc đã xây được căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi.

Những mẻ mật nấu xong được đổ vào thùng phi chờ đưa đi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi).
Những mẻ mật nấu xong được đổ vào thùng phi chờ đưa đi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi).

Đưa mật mía đi xa

Theo nhiều người dân địa phương thì nghề nấu mật mía ở xã Tân Hương đã có từ lâu đời. Trước đây, người dân thường dùng sức kéo của trâu, bò để ép mía làm mật.

Khi đó, cả ngày cố gắng lắm một gia đình cũng chỉ nấu được năm chảo mật mía. Bảy, tám năm trở lại đây, nhờ có máy móc để ép mía nên năng suất và hiệu quả sản xuất mật mía được nâng cao. Hiện nay, một lò nấu mật mía cả ngày làm từ tám giờ sáng tới chín giờ đêm có thể thu được sáu tạ mật (tương đương 400 lít). Với giá bán lẻ 20 nghìn đồng/lít, bán sỉ 17-18 nghìn đồng/lít thì mỗi ngày, một gia đình sản xuất mật ở Tân Hương có thể thu về từ bảy, tám triệu đồng.

Một lái buôn nếp thử mật mía trước khi mua (ảnh Duy Ngợi).
Một lái buôn nếp thử mật mía trước khi mua (ảnh Duy Ngợi).

Để có thể nấu nước mía thành mật, người ta phải xây một chiếc lò liên hoàn gồm năm chiếc chảo to (mỗi chảo có thể chứa được từ 170 – 180 lít) được nối thông với nhau tới ống khói cao tầm năm mét. Mỗi chiếc lò vậy có giá bình quân từ 30-40 triệu đồng (nếu tính cả máy ép mía và đồ phụ trợ thì giá trị lên tới 60-70 triệu đồng.

Mỗi lò mật mía hoạt động liên tục thì phải có ba, bốn lao động làm việc ăn ý với nhau. Khi nấu, một người thường xuyên phải tiếp chất đốt và vớt bọt trong các chảo nấu, những người còn lại thì ép mía và đem bã mía đi phơi.

Nhiều lái buôn tìm về Tân Hương mua mật mía đem về xuôi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi). 
Nhiều lái buôn tìm về Tân Hương mua mật mía đem về xuôi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi).

Những mẻ mật mía làm ra ở đây được đem đi tiêu thụ khắp tỉnh. Ngoài ra, mật mía Tân Hương còn được xuất sang Hà Tĩnh, Quảng Bình trong đó Hà Tĩnh là thị trường tiêu thụ mạnh nhất nhờ có nghề sản xuất cu đơ truyền thống.

Ông Nguyễn Đình Trung, một người chuyên mua mật ở Tân Hương cho biết: “Tui năm mô gần Tết mà nỏ lên đây mua mật, rứa mà cũng được 8 năm rồi đấy. Mật ở đây đặc, ngon nên về xuôi bán cho người ta nấu chè, làm bánh kẹo Tết ai cũng thích”.

Tết Nguyên đán đang về, thêm một mùa nấu mật nhộn nhịp vất vả ở Tân Hương. Cứ lao động miệt mài, mùa mật mía đem lại vị ngọt cho cuộc sống của bao gia đình nơi đây.

bài liên quan
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được giao nhiệm vụ phát triển y tế chuyên sâu

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được giao nhiệm vụ phát triển y tế chuyên sâu

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trở thành bệnh viện thứ 2 của tỉnh được giao nhiệm vụ phát triển y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ, sau BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Nghệ An: Chuyển mục đích sử dụng 14,446 ha đất thực hiện dự án đầu CCN Hưng Đông

Nghệ An: Chuyển mục đích sử dụng 14,446 ha đất thực hiện dự án đầu CCN Hưng Đông

Đây là một trong các Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026.
Nghệ An: Lấn 1,8 ha rừng sản xuất, công ty Phủ Quỳ bị phạt 210 triệu đồng

Nghệ An: Lấn 1,8 ha rừng sản xuất, công ty Phủ Quỳ bị phạt 210 triệu đồng

Công ty cổ phần đá và khoáng sản Phủ Quỳ sử dụng 1,8 ha đất rừng sản xuất tại khu vực Thung Cồn, xã Liên Hợp để làm bãi thải, lán trại chưa được nhà nước cho thuê đất...
Nghệ An: Dấu ấn 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè

Nghệ An: Dấu ấn 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè

Tại Nghệ An, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè hàng năm đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi với quy mô ngày càng được mở rộng; nội dung, hình thức luôn được đổi mới, sáng tạo, thiết thực và cụ thể.
Nghệ An: Dùng bệnh viện làm địa điểm giao dịch mua bán trái phép chất ma túy

Nghệ An: Dùng bệnh viện làm địa điểm giao dịch mua bán trái phép chất ma túy

Các đối tượng rất tinh vi và liều lĩnh khi chọn địa điểm giao dịch ở ngay hành lang nhà vệ sinh khoa điều trị hay trong khuôn viên bệnh viện. Ma túy và tiền mua ma túy được ngụy trang kín kẽ trong những túi hoa quả, bánh sữa mang đến thăm bệnh nhân.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.