Năm 2020 là năm thứ 07 thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam theo tinh thần của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Ngày Pháp luật đã được triển khai trên phạm vi cả nước như thế nào, đâu là điểm nhấn trong năm nay và để Ngày Pháp luật ngày càng thực chất, hiệu quả cần những giải pháp gì trong thời gian tới? Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
- Thưa Thứ trưởng, năm 2020 là năm thứ 07 hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Xin Thứ trưởng cho biết những hoạt động điểm nhấn trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020 ?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Qua 07 năm triển khai hưởng ứng, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam) đã và đang thẩm thấu trong đời sống, trở thành sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước, ngày hội của toàn dân, đóng góp tích cực vào việc nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Năm nay, Bộ Tư pháp nhận thấy hầu hết các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nội dung các hoạt động năm nay đã gắn kết hơn giữa công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tập trung vào những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội như: Pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phòng, chống tác hại của rượu bia; phòng, chống tham nhũng, an ninh mạng, pháp luật về đất đai…; những nội dung pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu dân sinh.
Điểm mới trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020 là các hoạt động triển khai rộng khắp, được các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, địa phương tích cực tham gia với nhiều hình thức phong phú, có điểm nhấn như: Tổ chức Lễ mít tinh (Bộ Công an, TP Hà Nội, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh…); Chương trình tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên dưới hình thức sân khấu hoá (Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia); Thi, giao lưu pháp luật và tổng kết các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật (Bộ Tư pháp, Uỷ ban Dân tộc, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ …); Ngày hội pháp luật gắn với tư vấn pháp luật cho người dân (TP Hồ Chí Minh…); tổ chức hội thảo, toạ đàm, hội nghị về phổ biến, giáo dục pháp luật (tỉnh Hà Nam, tỉnh Thanh Hoá, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Trà Vinh…); tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật (tỉnh Hải Dương…); tổ chức các phiên tòa giả định…
Bên cạnh đó, điểm nhấn quan trọng trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay là chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật như: Tọa đàm về “Sự cần thiết, mô hình và giải pháp xây dựng hệ sinh thái PBGDPL trên thiết bị di động tại Việt Nam” gắn với chủ trương hướng tới phổ cập thiết bị di động thông minh cho toàn dân (Bộ Tư pháp); tổ chức các Cuộc thi trực tuyến như “Pháp luật học đường”, “Pháp luật với mọi người” (Bộ Tư pháp, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, TP Hà Nội…) qua đó đã lan toả sâu rộng tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.
- Xin Thứ trưởng đánh giá về sự tham gia của những người làm công tác pháp luật đối với công tác PBDGPL nói chung, hưởng ứng Ngày Pháp luật nói riêng trong thời gian vừa qua?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Thời gian vừa qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị, trong đó có những người làm công tác pháp luật. Người làm công tác pháp luật có thể là cán bộ nội chính, tư pháp, tòa án, kiểm sát, thanh tra; cán bộ làm công tác pháp luật trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; cán bộ pháp chế các cấp; luật sư, luật gia, công chứng viên, thừa phát lại…
Đội ngũ những người làm công tác pháp luật là những những người có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm công tác trong các lĩnh vực pháp luật. Sự tham gia PBGDPL của đội ngũ này trước tiên là trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; tham mưu quản lý nhà nước về PBGDPL; tham gia với vai trò là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thông qua hoạt động phổ biến pháp luật trực tiếp; hoặc có thể thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ công tác hoà giải ở cơ sở, nhưng quan trọng hơn, họ là những người gắn kết công tác PBGDPL với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn pháp luật hằng ngày, nhất là trong các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Đây chính là giải pháp căn cơ, hiệu quả, thực chất và lâu dài để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL mà sự tham gia vào các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam chỉ là đợt cao điểm trong năm nhằm tạo ra điểm nhấn tôn vinh Hiến pháp và pháp luật.
Ngày Pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài, toàn diện.
- Để Ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả, theo Thứ trưởng cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gì trong thời gian tới theo tinh thần đổi mới của Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Trong những năm tới, Đảng ta chủ trương “đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; đồng thời, cần gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật.
Theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư, Ngày Pháp luật Việt Nam không chỉ có mục tiêu rất quan trọng là tuyên truyền, phổ biến pháp luật mà sâu xa hơn là đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng, chấp hành pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; lối sống văn hoá, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Để việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư có hiệu quả, bảo đảm chất lượng, thiết thực đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, cần tập trung triển khai đồng bộ một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục quán triệt, phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội cũng như ý nghĩa của việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật. Đặc biệt việc triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam cần bám sát theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW.
Hai là, tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, đa dạng hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với đổi mới nội dung, hình thức triển khai công tác PBGDPL, tránh phô trương, hình thức để đây thực sự trở thành việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Nội dung, hình thức tổ chức thực hiện cần phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể; gắn việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí, các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở, cổ động trực quan; chú trọng tổ chức đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Ba là, Ngày Pháp luật Việt Nam phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài, toàn diện; không chờ đến ngày này mới tổ chức các hoạt động hưởng ứng. Ngày 09 tháng 11 chỉ là điểm cao trào tổ chức các hoạt động trong năm, là dịp để nhìn nhận, xem xét, đánh giá những việc đã làm, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm hiệu quả; từ đó đề ra các nhiệm vụ tiếp theo; bên cạnh đó cũng cần quan tâm khen thưởng, tôn vinh những tấm gương sáng, điển hình trong xây dựng pháp luật, tuyên truyền, PBGDPL, tổ chức thi hành pháp luật.
Phát huy vị trí, vai trò, nâng cao năng lực, kỹ năng PBGDPL của người làm công tác pháp luật nói chung, nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL nói riêng, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu và gương mẫu trong thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; đồng thời, vận động, khuyến khích công dân tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật, coi đây là nhu cầu tự thân hằng ngày.
Bốn là, Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật, PBGDPL; trực tiếp phục vụ cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng pháp luật ngày càng đầy đủ, phù hợp với thực tế, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, có chi phí tuân thủ thấp; nâng cao hiệu quả, hiệu lực thi hành pháp luật, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát; tăng cường trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, triệt để loại bỏ tham nhũng, mọi hành vi tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Năm là, xây dựng các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật cần hướng tới nhóm đối tượng đặc thù bằng các hình thức, biện pháp phù hợp, sáng tạo, phong phú để mọi người đều được tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật; dễ dàng tiếp cận pháp luật; gắn với phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nói riêng, công tác PBGDPL nói chung; tiếp tục phát huy các sáng kiến trong việc triển khai, xây dựng và phát triển các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm; phát huy vai trò của nhà trường, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, các tổ chức hành nghề luật tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Sáu là, tăng cường các biện pháp hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thi hành Luật PBGDPL để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, hiệu quả trong triển khai công tác PBGDPL nói chung, tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam nói riêng. Phát huy dân chủ, vận động, thu hút quần chúng nhân dân tham gia hoạt động xây dựng, thực hiện, bảo vệ pháp luật; khuyến khích, hỗ trợ cho việc thành lập các tổ chức tự quản ở cơ sở có mục đích bảo vệ an ninh trật tự, tăng cường chấp hành pháp luật. Đây là những việc làm thiết thực động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam./.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.