Nhắc đến Hà Giang, người ta nghĩ ngay đến những dãy núi xám xịt một màu đá, những bông hoa Tam Giác Mạch khoe sắc hồng và hình ảnh người phụ nữ Mông cần lao với tình yêu trên cao nguyên. Nhưng ít ai biết rằng, nằm ở phía Tây của tỉnh này một di sản quốc gia cũng hấp dẫn không kém, ấy là những thửa ruộng bậc thang, có đến đây du khách mới thực sự được cảm nhận rõ.
Tháng 10 ở huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) nếu không nói quá là như một bức tranh vẽ nhiệm màu về miền quê bình yên, hình ảnh về cuộc sống lao động của những con người vùng cao chịu thương, chịu khó được hiện lên đẹp đến lạ thường.
Những ngày này, lang thang trải nghiệm bằng xe máy là cảm giác đặc biệt thú vị, buổi sáng sớm đi từ QL2 xã Tân Quang ngược lên lối huyện Hoàng Su Phì trên những cung đường vòng vèo vào loại nhất của mảnh đất địa đầu, du khách sẽ được ngắm cảnh những đám mây vờn ôm lấy núi, mờ ảo từng lớp như thiên đường mây hiện lên trước mắt.
Ở Hoàng Su Phì mùa này, ngoài ngắm mây ở đỉnh Chiêu Lầu Thi huyền diệu, mỗi người khi đến đây còn được ngắm cảnh ruộng bậc thang đang mùa vàng rộ, óng ánh uống lượn. Với 1.380ha ruộng bậc thang tại 11 xã, gồm: Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa đã Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh thắng cấp Quốc gia. Đây là hệ thống ruộng bậc thang đẹp nhất từ lâu đã được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.
Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho hay: “Năm nay là năm đầu tiên Hà Giang ứng dụng công nghệ số để giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; văn hóa trà và sản phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang nhằm kết nối chuỗi các sự kiện truyền thông về văn hóa, đất và người Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch, tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương phát triển kinh tế xã hội. Ứng dụng chuyển đổi số trên các lĩnh vực Văn hoá, Thể thao, Du lịch. Đổi mới hình thức quảng bá, giới thiệu mảnh đất văn hoá, con người HG, sẵn sàng cho việc đón khách du lịch trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát, đảm bảo HG là điểm đến an toàn- bản sắc- thân thiện”.
Những cao tuổi tại vùng đất này cho biết, hình thức canh tác trên ruộng bậc thang đã xuất hiện ở Hoàng Su Phì từ rất lâu, ban đầu việc khai phá để làm ruộng bậc thang ít do rừng còn nhiều; dần dà, việc canh tác nương rẫy không còn thuận lợi do rừng ngày một ít, đất bạc màu nên đồng bào chuyển dần sang canh tác ruộng bậc thang. Hiện nay, việc gieo cấy trên ruộng bậc thang đã là hình thức chính trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào nơi đây.
Những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp hiếm thấy ở bất kỳ nơi đâu được hình thành từ những đôi tay cần cù, từ thế hệ này nối thế hệ khác, canh tác và gìn giữ. Từ đó, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ thuật trong các khâu khai phá, tạo mặt bằng, đắp bờ, ngăn giữ nước...
Lái xe theo các con đường liên thôn uốn lượn và ngắm những thửa ruộng bậc thang hiện ra mênh mông và trải dài ra khắp các sườn đồi, bên những dòng suối và ngắm những cô gái người Dao bắt cá chép ruộng là một trải nghiệm khó quên. Bà Lý Mùi Liều (ở xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì) bảo, ở đây mùa đông không có nước để canh tác, do đó người dân chỉ trồng một vụ lúa, công việc chuẩn bị vào vụ thường gấp gáp do diện tích canh tác ruộng bậc thang của các hộ gia đình cũng nhiều nên phải đổi công mới làm kịp, kể cả mùa gặt cũng thế.
Chị Lý Mùi Sai (ở xã Nậm Ty) cho biết: “Gia đình mình năm nay thả hơn 700 con cá chép giống, khoảng 3 tháng sau khi chuẩn bị thu hoạch lúa, gia đình mới thả nước để bắt cá. Năm nay thu được khoảng gần 30kg cá, nhà mình tổ chức 4 mâm cơm để mừng lúa mới và mời mọi người đến ăn cơm cùng”.
Với người Nùng, người Dao ở mảnh đất tôn thờ vua Hoàng Vần Thùng này, lối sống cộng đồng còn được thể hiện ở cả việc thu hoạch chè hàng năm. Những cây chè cổ thụ có tuổi thọ cả trăm tuổi mỗi lần thu hoạch là huy động đến cả chục người trong xóm đến đổi công hái. Cũng nhờ cây chè mà cuộc sống của đồng bào vùng cao ngày càng khởi sắc.
Ông Thèn Ngọc Minh - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết: “Hiện huyện đã có 3 xã đã đạt tiêu chí Nông thôn mới, các xã có ruộng bậc thang như: Nậm Ty (chỉ còn 27 hộ nghèo, tỉ lệ 4,57%); Hồ Thầu (nay còn 46 hộ nghèo, tỉ lệ 10,41%); Thông Nguyên (còn 28 hồ nghèo, chiếm 3,39%)”. Nhờ những chính sách đúng đắn cuả chính quyền sở tại, cuộc sống của người dân ở miền dẻo cao này đang ngày một khởi sắc. Tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện đang giảm đi trông thấy.
Đã có trên 142.000 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 – 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh một số nội dung mà Hội Khuyến học cần làm tốt trong năm 2025 như đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến học.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Kế hoạch thực hiện dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam phải rõ việc, rõ người, rõ bước đi khoa học, bài bản, đồng bộ, toàn diện, không "vừa làm, vừa chờ"
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.