"Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đã và đang cảnh báo những thách thức rất lớn hiện hữu đối với ngành ngân hàng trong năm nay" - Kết quả khảo sát các chuyên gia và ngân hàng của Vietnam Report vừa thực hiện trong tháng 6/2021 chỉ rõ.
Trong đó, thách thức lớn nhất là diễn biến phức tạp của đại dịch và sự gia tăng nợ xấu. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đã khiến nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thậm chí rơi vào tình trạng phá sản. Mặc dù trong những tháng đầu năm 2021, nợ xấu của toàn hệ thống không quá cao, chưa đến mức đáng lo ngại nhưng tiềm ẩn rủi ro và có xu hướng gia tăng.
Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Nếu tốc độ tiêm chủng của Việt Nam không được đẩy nhanh, dịch bệnh chưa được kiểm soát thì đến năm 2022 nền kinh tế sẽ bị chững lại, các doanh nghiệp không hồi phục được như mô hình trước dịch và khả năng trả nợ giảm. Khi đó, nợ xấu sẽ gối đầu và tăng dần lên, như vậy doanh nghiệp và nhiều khách hàng cá nhân không tiếp cận được vốn, cùng với đó là nhu cầu tín dụng giảm.
Đây là một thách thức rất lớn mà các ngân hàng cần phải theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.Thứ hai là tuân thủ các chuẩn mực quốc tế ở cấp độ cao hơn.
Theo xu thế phát triển và hội nhập, nhóm ngân hàng cần thực hiện các chuẩn mực quốc tế cao hơn như Basel II, Basel III… nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, khẳng định vị thế, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, cũng như tạo niềm tin cho khách hàng.Ngân hàng là nhóm ngành có hệ thống tài chính rất hoàn thiện với nhiều chỉ tiêu đánh giá.
Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) vẫn đang là vướng mắc lớn để các ngân hàng đạt được yêu cầu của các chuẩn mực này. Nếu vốn chủ sở hữu không tăng tương xứng với khoản cho vay và đầu tư thì hệ số CAR sẽ giảm, cho nên việc tăng vốn và đảm bảo tỷ lệ CAR theo các chuẩn mực là một áp lực rất lớn đối với các ngân hàng.
Thống kê sơ bộ trong năm nay có khoảng 16 ngân hàng niêm yết và đăng ký giao dịch lên kế hoạch tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc tăng vốn cũng gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng nhiều yếu tố khác.
Ngân hàng tăng vốn bằng thưởng cổ phiếu khá dễ dàng, nhưng tăng vốn bằng cách phát hành quyền mua sẽ chịu tác động bởi chu kỳ cổ phiếu. Nếu thị trường chứng khoán thuận lợi, tăng điểm, các ngân hàng sẽ thuận lợi trong việc phát hành tăng vốn. Nhưng khi thị trường bước vào pha điều chỉnh, tâm lý nhà đầu tư yếu sẽ rất khó xuống tiền mua thêm cổ phiếu phát hành.
Thứ ba là sự cạnh tranh của ngân hàng trong các dự án chuyển đổi số và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của công nghệ, áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt. Kết quả khảo sát đã chỉ ra 3 lợi thế cạnh tranh được các ngân hàng lựa chọn nhiều nhất, đó là: Ứng dụng công nghệ (90,91% phản hồi); Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ (54,55%); Mạng lưới và kênh phân phối (36,36%).
Có thể thấy, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm là hai chiến lược mũi nhọn được nhiều ngân hàng lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh.Cùng với đó là thách thức đến từ những nút thắt về chính sách với các mô hình kinh doanh mới và rủi ro về an ninh mạng, thông tin dữ liệu an toàn.
Những tín hiệu dự báo tăng trưởng
Báo cáo của Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2021, tính đến thời điểm 21/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,47%, tăng trưởng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2020. Bất chấp tác động của đại dịch, lợi nhuận của ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng cao, có hơn chục ngân hàng ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ, chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt.
Theo dữ liệu của FiinGroup, tổng thu nhập hoạt động trong quý I/2021 tăng 28,4% so với cùng kỳ. Đầu tháng 7, một số ngân hàng công bố kết quả kinh doanh với sự bứt phá mạnh mẽ, dự báo sẽ có nhiều kỷ lục mới trong bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng.Những số liệu này cho thấy ngành ngân hàng đã bước vào đà tăng trưởng mới với các yếu tố hỗ trợ là lãi suất huy động ở mức thấp, trong khi lãi suất cho vay giảm chưa tương ứng.
Thêm vào đó, nhiều ngân hàng còn huy động được lượng lớn trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất thấp, giúp cho biên lãi ròng của ngân hàng được cải thiện.
Việc ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn lãi vay do ảnh hưởng dịch Covid-19 được các chuyên gia đánh giá như “nắng hạn gặp mưa rào”, mang tính nhân văn đối với cả tổ chức tín dụng và bên đi vay.
Nếu không có Thông tư 03, các ngân hàng sẽ phải trích lập rất lớn các khoản nợ xấu trong năm nay nhưng với Thông tư này khoảng thời gian đã được giãn ra trong 3 năm.Giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát, khối ngoại rút ra khỏi thị trường chứng khoán, bán ròng rất mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy được cơ hội trong các giao dịch tài sản của ngân hàng.
Điển hình như trường hợp VPBank bán được 49% vốn của Fecredit cho tập đoàn của Nhật Bản; một kế hoạch khác trong tương lai như HDBank cũng bán mảng tín dụng cho ngân hàng nước ngoài.6 tháng đầu năm 2021, nhóm ngân hàng tiếp tục tăng mạnh quy mô và tỷ trọng thu nhập phí dịch vụ, thu nhập ngoài lãi…
Điều này giúp các ngân hàng thương mại phát triển toàn diện hơn, không còn lệ thuộc vào chỉ tiêu tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro và cải thiện cơ cấu nguồn thu theo hướng bền vững.
Ngày 24/1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã tổ chức chương trình "Xuân gắn kết – Tết yêu thương" năm 2024 với thông điệp "Không ai bị bỏ lại phía sau".
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 chủ cơ sở dùng chất cấm có thể gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh để sản xuất giá đỗ nhưng dán mác “Vì sức khỏe người tiêu dùng”.
Năm 2024, Tiền Giang có thêm 18 xã nông thôn mới nâng cao, vượt 80% kế hoạch; 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 42,9%; 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100% kế hoạch.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.