Nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động đấu thầu nếu không được quy định và quản lý một cách chặt chẽ sẽ trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho tham nhũng, trục lợi.
Do vậy, các cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử cần hướng hoạt động vào mảng đấu thầu để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, cần quy định đảm bảo công khai để tránh những khoảng trống, kẽ hở có thể “lách luật”.
Nhiều sai phạm trong hoạt động đấu thầu
Trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022 trình bày tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong thời gian từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022, đã phát hiện 5.117 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, giảm 36,68%; 523 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ, tăng 40,97%. Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh cho thấy tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn ra rất phức tạp. Báo cáo nhấn mạnh về sai phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, tập trung vào khâu thẩm định giá, thẩm định thầu, làm rõ thủ đoạn thông đồng chia nhỏ dự án, gói thầu để chỉ định thầu; dùng “quân xanh, quân đỏ” để thao túng giá trúng thầu, mua bán “lòng vòng” để nâng giá nhiều lần.
Báo cáo của Chính phủ dẫn chứng các vụ việc như vụ Công ty Việt Á; Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC; Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố 5 đối tượng chia nhỏ gói thầu, lập chứng từ mua bán thiết bị giáo dục gây thiệt hại 15 tỷ đồng; Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lương Sơn; Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Bệnh viện Thanh Nhàn, thiệt hại ước tính gần 25 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ Công ty Việt Á, cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022 diễn ra chiều 1/12, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an thông tin, đến thời điểm đó, cơ quan điều tra của Bộ Công an đã khởi tố, bắt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 29 bị can. Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã áp dụng các biện pháp phong tỏa, ngăn chặn tài khoản giao dịch, sổ tiết kiệm, kê biên tài sản và tạm giữ số tiền mà một số bị can tự nguyện nộp lại cho cơ quan điều tra là 1.700 tỷ đồng.
Thời gian qua, nhiều “đại án” liên quan đến những vi phạm trong hoạt động đấu thầu cũng đã được mở rộng điều tra, khởi tố nhiều bị can, làm rõ bản chất hành vi chiếm đoạt, tham nhũng của các bị can, bị cáo để xử lý theo quy định của pháp luật. Điển hình như vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Rửa tiền; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội)…
Nguy cơ tham nhũng, trục lợi từ những chiêu trò “lách luật”
Tham gia thảo luận về công tác phòng, chống vi phạm, tội phạm và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại kỳ họp, qua theo dõi các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động đấu thầu thời gian qua, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, phản ánh 5 chiêu trò “lách luật” phổ biến trong hoạt động này.
Thứ nhất là tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu. “Lợi dụng các quy định về chia tách hoặc gộp gói thầu, có những trường hợp chia nhỏ các gói thầu theo kiểu chia phần để mỗi nhà thầu thân hữu trúng một phần. Hoặc có trường hợp gom nhiều gói thầu nhỏ khác nhau lại để tạo thành một gói thầu hết sức phức tạp mà chỉ có một doanh nghiệp cụ thể mới có thể đáp ứng được, để từ đó tránh được những thủ tục đấu thầu thực sự cạnh tranh”, đại biểu cho hay.
Thứ hai là cài cắm các điều khoản hướng thầu để “cài thầu quen, chèn thầu lạ”. Theo Đại biểu, quy định về hồ sơ mời thầu là để nhằm chọn được những nhà thầu tốt nhất, đáp ứng yêu cầu đặt ra nhưng nếu có ý đồ, đây lại chính là những chốt chặn để loại bỏ những nhà thầu không mong muốn. “Trả lời phỏng vấn của báo chí liên quan đến một số vụ án vi phạm các quy định trong hoạt động đấu thầu vừa qua, đại diện các cơ quan tố tụng cho biết là ngay từ đầu các đối tượng đã có sự bắt tay ngầm, “đi đêm” để chuyển cho nhau những thiết bị cần bán, thông đồng với nhau về các tiêu chí kỹ thuật và thậm chí còn cùng nhau xây dựng hồ sơ mời thầu”, Đại biểu nhấn mạnh.
Thiết lập liên minh “quân xanh, quân đỏ” để thông thầu, vây thầu là chiêu trò thứ 3 được Đại biểu chỉ rõ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH cho rằng, có tình trạng một số nhà thầu chuyên đi dự thầu chỉ để trượt, nhằm lót đường cho một nhà thầu đã định sẵn trúng thầu. Bên cạnh đó, còn có tình trạng, bên mời thầu là chủ đầu tư đã tiếp tay, biến cuộc đấu thầu thành một vở kịch với sự tham gia của những “quân xanh, quân đỏ”. Theo Đại biểu, hệ lụy của tình trạng này khiến cho dư luận nghi ngại, khiến cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính không được cạnh tranh một cách sòng phẳng và mất đi cơ hội đầu tư, kinh doanh, đặc biệt đó là mất đi tiền của Nhà nước và để lại những công trình, dự án kém chất lượng.
Chiêu trò thứ tư là tình trạng móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu. “Từ các vụ án vừa qua cho thấy, nếu chỉ nhìn vào hồ sơ thì tất cả đều đúng quy trình, chỉ khi đi sâu vào phá án thì mới phát hiện được sự móc ngoặc một cách tinh vi giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm định giá và đơn vị trúng thầu đã “thổi giá” tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực thông qua các chứng thư thẩm định”, Đại biểu phân tích. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu cũng là vấn đề được Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề cập. “Pháp luật hiện hành trong từng công đoạn đấu thầu đã có một số quy định về công khai nhưng chưa chặt chẽ, thậm chí còn những khoảng trống, kẽ hở dẫn đến việc có thể “lách luật” như trong thời gian vừa qua”, Đại biểu nhận định và nhấn mạnh, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật, tình trạng “lách” các quy định pháp luật như nêu trên đều có thể tiềm ẩn hoặc hướng tới nguy cơ tham nhũng, trục lợi.
Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận của QH về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận, thực tiễn vừa qua cho thấy, hành vi thông đồng, gian lận, nâng khống giá, cài cắm các tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu, can thiệp bất hợp pháp vào quá trình đấu thầu, chia nhỏ các gói thầu để chỉ định… đang diễn biến hết sức phức tạp và tinh vi. Theo Bộ trưởng, bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thực hiện, trong các quy định pháp luật cũng còn chưa đầy đủ và chặt chẽ về vấn đề này.
Tăng cường thanh tra, đảm bảo công khai trong hoạt động đấu thầu
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy khẳng định, hoạt động đấu thầu nếu không được quy định và quản lý một cách chặt chẽ sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, trục lợi. “Liên tiếp các vụ việc sai phạm trong đấu thầu vừa qua bị khởi tố đã phản ánh một phần thực tế này”, Đại biểu nêu rõ. Từ đó, Đại biểu kiến nghị các cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử hướng hoạt động vào mảng đấu thầu, nhất là đối với những vụ việc dư luận có nhiều phản ánh để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Cùng với đó, tiếp tục rà soát các quy định để bảo đảm thực hiện chặt chẽ 6 công khai trong đấu thầu, bao gồm công khai về điều kiện được dự thầu; danh sách và năng lực của những nhà thầu; điều kiện được trúng thầu; quá trình chấm thầu; kết quả trúng thầu; kết quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị của nhà thầu. “Công khai sẽ được xem là giải pháp của mọi giải pháp, sẽ rất hữu hiệu để khắc phục tình trạng “đi đêm” trong đấu thầu vừa qua”, Đại biểu nói.
Góp ý về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, hạn chế lớn nhất trong đấu thầu thời gian vừa qua là số lượng người tham gia dự thầu rất ít, mà nguyên nhân chính có thể là do thông tin đã được cài cắm trong hồ sơ mời thầu. Do vậy, Đại biểu đề quy định rất rõ ràng, cụ thể để tránh tình trạng này. Còn Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị chỉ nên quy định áp dụng ưu đãi trong việc chọn thầu đối với một số hàng hóa đặc thù, hàng hóa khuyến khích sản xuất trong nước. “Cần phải rõ ràng về những nội dung ưu đãi để chọn nhà thầu đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch, tránh lợi dụng, thông đồng có thể dẫn đến tiêu cực”, Đại biểu nêu quan điểm.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nêu, Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu.
Về hành vi cấm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị quy định rõ về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, có thể dẫn chiếu tới quy định Bộ luật Hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu; quy định rõ hành vi cản trở trong đấu thầu, vì trên thực tế việc cản trở quá trình đấu thầu thường xảy ra đa dạng, phức tạp, tác động tiêu cực và làm ảnh hưởng đến thời gian, kết quả, hiệu quả của công tác đấu thầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...
Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024. Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
Ngày 31/5, tại Đà Nẵng, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển và Cục Quản lý đấu thầu đồng tổ chức Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng”.
Theo Thanh tra chính phủ, đơn vị đã tổ chức buổi công bố quyết định thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT).
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.