Ngày 5/9, Hội nghị Quan chức cấp cao các nước thành viên tham gia Bản Thỏa thuận về hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mê Công năm 1993 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Dự Hội nghị có 70 đại biểu từ các nước tiểu vùng sông Mê Công gồm: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC). Việt Nam có Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy dẫn đầu đoàn đại biểu.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Jeremy Douglas - Trưởng đại diện Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, trong năm 2022, khu vực Đông và Đông Nam Á đã thu giữ hơn 151 tấn ma túy các loại, trong đó chủ yếu là ma túy tổng hợp. Thu giữ ketamine (một loại ma túy tổng hợp nguy hiểm, phổ biến trong năm 2022) là 27,4 tấn, tăng 167% so với năm 2021.
Chia sẻ về những kết quả trong công tác phòng, chống ma túy của Việt Nam, đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy nhấn mạnh: Trước thách thức chung của thế giới về vấn đề ma túy, Chính phủ Việt Nam quan tâm và chỉ đạo một cách quyết liệt. Trên tầm vĩ mô, Việt Nam đề ra Chiến lược Quốc gia phòng, chống ma túy tầm nhìn đến năm 2030.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: (1) Duy trì, đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với lực lượng hành pháp các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới; (2) Nâng cao năng lực cho lực lượng hành pháp phòng, chống ma túy của Việt Nam với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, đặc biệt là UNODC; (3) Đẩy mạnh công tác kiểm soát, phòng ngừa thất thoát tiền chất; (4) Tích cực tham gia các diễn đàn đa phương phòng, chống ma túy trong khu vực và trên thế giới, coi đó là một trong những giải pháp phòng ngừa ma túy từ xa giúp giảm áp lực cho công tác phòng, chống ma túy trong nước.
Đồng thời, tranh thủ được sự quan tâm, ủng hộ của các nước đối tác, các tổ chức quốc tế cho công tác phòng, chống ma túy trong nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tiến hành rà soát kết quả thực hiện các hoạt động theo các lĩnh vực ưu tiên của kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 11, đồng thời xem xét, thống nhất các nội dung trong kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 12 giai đoạn 2023-2025; Tuyên bố chung Bắc Kinh về vấn đề ma túy và Sáng kiến của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề ma tuý tổng hợp ở khu vực tiểu vùng sông Mê Công để đệ trình và thông qua tại Hội nghị cấp Bộ trưởng sẽ diễn ra vào ngày 6/9/2023.
Hội nghị nằm trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác 1993 (MOU) về hợp tác phòng, chống ma túy giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê Công và UNODC.
Đây là Hội nghị được 6 nước thành viên tổ chức luân phiên 2 năm 1 lần cấp Bộ trưởng. Hội nghị năm nay tập trung vào các nội dung: (1) Kiểm điểm, đánh giá cơ chế hợp tác MOU; thảo luận giải pháp tăng cường hiệu quả điều phối các nỗ lực hợp tác phòng, chống ma túy của khu vực; (2) Rà soát, đánh giá tình hình, phương thức, thủ đoạn trong sản xuất, mua bán, vận chuyển và sử dụng ma túy; (3) Xây dựng và thống nhất kế hoạch vận động tài trợ giai đoạn tiếp theo; (4) Thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 12; Tuyên bố chung Bắc Kinh về vấn đề ma túy và Sáng kiến của Trung Quốc giải quyết vấn đề ma tuý tổng hợp ở khu vực tiểu vùng sông Mê Công tại Hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra vào ngày 6/9/2023.
Hội nghị lần này diễn ra đúng dịp kỉ niệm 30 năm ký kết Bản thỏa thuận về phòng, chống ma túy giữa các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Công và UNODC. Vì vậy, Hội nghị có ý nghĩa quan trọng và khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ các nước tiểu vùng sông Mê Công trong giải quyết vấn nạn ma túy trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 24/9/2024, Hội nghị Quốc tế về phòng, chống ma túy thế giới lần thứ 38 (IDEC 38) diễn ra tại thủ đô Athens, Hy Lạp. Đoàn đại biểu Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an dẫn đầu tham dự hội nghị.
Ngày 22/9, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng, chống ma túy, cảnh báo, nhận diện phương thức, thủ đoạn tội phạm ma túy lợi dụng dịch vụ chuyển phát, bưu chính cho gần 400 cán bộ, nhân viên Tổng công ty Chuyển phát nhanh bưu điện – EMS.
Ngày 10/7 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị Tổng kết chương trình tuyên truyền phòng, chống ma túy.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.