Tại phiên họp thứ 20, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước.
Pháp lệnh này quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước.
Trình bày Tờ trình Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, trải qua gần 30 năm hoạt động, hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đồng bộ từ Hiến pháp, Luật Kiểm toán Nhà nước, Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước đến các quy trình, quy chế chuyên môn, nghề nghiệp.
Dự thảo dành 1 chương riêng với 7 điều quy định về các hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước.
Cụ thể, 7 nhóm loại hành vi vi phạm (là các hành vi phổ biến, xảy ra thường xuyên trên thực tế) được thể hiện trong dự thảo, liên quan đến: gửi báo cáo định kỳ; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán; về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán; không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán; mua chuộc, hối lộ thành viên Đoàn kiểm toán, cản trở công việc của KTNN; che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán và vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: daibieunhandan.vn
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, đối với mỗi hành vi thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và đến 100 triệu đồng đối với tổ chức).
Bên cạnh đó còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Cụ thể là buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước; buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ thành viên Đoàn kiểm toán.
Đáng chú ý, dự thảo quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; Cản trở công việc của KTNN và kiểm toán viên Nhà nước.
Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với các hành vi này là buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ.
Mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công; phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán.
Giải trình thêm, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật nhất trí sự cần thiết ban hành pháp lệnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá, đây là việc khó, lần đầu tiên tiến hành nên còn những lúng túng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị làm rõ tính khả thi của các quy định, bảo đảm sự cân đối, ngang bằng về quyền và trách nhiệm của chủ thể đi kiểm toán, người đi kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
Sau khi thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về mặt nguyên tắc, giao Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo để trình lại bằng văn bản, ban hành trong tháng 2/2023, có hiệu lực từ 1/5/2023./.
Tại phiên họp lần thứ 41, dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2-2025) liên quan tinh gọn bộ máy.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố bắt tạm giam ông Đỗ Văn Luận (SN 1982), Chủ tịch UBND phường Nếnh, thị xã Việt Yên (Bắc Giang) về hành vi nhận hối lộ.
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Công an tỉnh Hà Nam đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với bà Nguyễn Thu Nhiễu, Cục Trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh, bị bắt về hành vi "Nhận hối lộ".
Ngày 27/3, Công an An Giang thông tin, lực lượng Công an cùng người dân đã kịp thời bắt giữ hai đối tượng cướp giật điện thoại sau khi chúng liều lĩnh nhảy xuống sông Long Xuyên để tẩu thoát.
"Ngày chạy Olympic - Vì an ninh tổ quốc" được tổ chức tại khu tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” với sự tham gia của khoảng 2.000 lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ, học viên các học viện, trường Công an nhân dân.
200 cán bộ chiến sỹ cùng với các lực lượng chức năng khác thuộc Chuyên án ... đã được triển khai hoàn toàn bí mật, triệt phá thành công ổ nhóm sản xuất ma túy lớn.
Ngày 27/3, Công an An Giang thông tin, lực lượng Công an cùng người dân đã kịp thời bắt giữ hai đối tượng cướp giật điện thoại sau khi chúng liều lĩnh nhảy xuống sông Long Xuyên để tẩu thoát.
Nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành loạt chính sách hỗ trợ tài chính và miễn giảm phí, lệ phí cho các dự án trên địa bàn.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.