Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Một số quy định của Luật Giáo dục Đại học không còn phù hợp

Dân sự & tố tụng dân sự
01/04/2025 17:24
Hoa Tiên
aa
Trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) đã không còn phù hợp so với yêu cầu thực tiễn.

Tại tọa đàm, các đại biểu thống nhất việc cần điều chỉnh, cập nhật, xây dựng chính sách phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, làm rõ những vướng mắc, tạo khung pháp lý, thể chế hóa để các cơ sở giáo dục hoạt động thuận lợi.

Trình Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án Luật

Phát biểu tại Tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) và Luật giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Luật GDĐH số 08/2012/QH13; Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH thời gian qua đã đã có nhiều chuyển biến, mang lại thuận lợi cho các cơ sở GDĐH.

Trong đó, tự chủ ĐH được triển khai thời gian qua đã đạt một số kết quả đáng khích lệ, tạo bước chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn công tác tổ chức thực hiện.

Luật GDNN số 74/2014/QH13 của Quốc hội qua nhiều năm triển khai cũng đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, GDNN nói riêng, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

Một số quy định của Luật Giáo dục Đại học không còn phù hợp
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ tại tọa đàm.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, đây là những chính sách quan trọng, nhưng qua thời gian, vẫn còn những bất cập trong hệ thống cần thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Theo kế hoạch, tháng 10/2025 Bộ GDĐT sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án Luật.

Trong bối cảnh đất nước đặt ra những yêu cầu mới, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia; Yêu cầu kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới, thì ngành Giáo dục cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn” là “thể chế”, Luật GDĐH và GDNN cũng cần thay đổi, phải thể chế hóa được những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thích ứng với sự thay đổi, có căn cứ nền tảng vững chắc và lâu dài.

Trong bối cảnh thời gian ngắn, công việc quan trọng, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đây không chỉ là thách thức, mà là cơ hội lớn để tháo gỡ những bất cập trong hệ thống; Đồng thời, đề xuất cơ chế chính sách mới có tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, giai đoạn mà con người là trọng yếu và trung tâm trong sự phát triển, giai đoạn của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật là vô cùng quan trọng, là cơ hội để phát triển ngành, đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước.

Nhấn mạnh đây là cơ hội để đổi mới, Thứ trưởng mong muốn các cơ sở giáo dục trong thời gian tới tiếp tục đề xuất, tập trung vào các cơ chế, chính sách thuận lợi cho sự phát triển, góp phần đưa hệ thống phát triển mạnh mẽ, phát triển con người, phát triển nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo tiếp các góp ý, chia sẻ và sớm có dự thảo đầu tiên để xin ý kiến rộng rãi trong thời gian tới.

Giải quyết nhiều bất cập thực tiễn

Báo cáo về việc đánh giá thực hiện Luật GDĐH giai đoạn vừa qua, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, Luật GDĐH cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển GDĐH, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH, bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hệ thống cơ sở GDĐH với 264 cơ sở, 2,3 triệu sinh viên, tỷ lệ 230 sinh viên/ vạn dân, tỷ trọng tư thục tăng từ 18,8% đến 22%. Trong đó, có 167/171 trường ĐH công lập có Hội đồng trường, giảng viên toàn thời gian hơn 91.000, trong đó trên 33% có trình độ tiến sĩ.

Tuy nhiên, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật GDĐH đã không còn phù hợp so với yêu cầu thực tiễn.

Bộ GD&ĐT: "Một số quy định của Luật giáo dục Đại học không còn phù hợp"
Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thị Thu Thủy báo cáo tại tọa đàm.

Phó Vụ trưởng Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng, xây dựng Luật GDĐH trên nguyên tắc: Thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển GDDH; Phù hợp Hiến pháp, kế thừa và khắc phục vướng mắc pháp lý trong thực tế; Tăng cường quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình; đổi mới quản trị, nâng cao chất lượng, phục vụ cộng đồng; Khuyến khích xã hội hóa, hội nhập quốc tế, chuyển đổi số; Tiếp cận xu thế quốc tế, phát triển giáo dục mở, học tập suốt đời.

Báo cáo việc thi hành Luật GDNN, Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT Trương Anh Dũng nhấn mạnh, Luật GDNN được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015 đã tạo hành lanh pháp lý quan trọng để lĩnh vực GDNN phát triển; Đồng thời, thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, GDNN nói riêng, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống GDNN ở Việt Nam.

Từ đó, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực nhất là nhân lực có kỹ thuật, trình độ tay nghề cao góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phục hồi kinh tế, an sinh xã hội và việc làm bền vững.

Theo Cục trưởng Trương Anh Dũng, sau gần 10 năm thực hiện, một số quy định, chính sách tại Luật GDNN và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phát triển của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phát triển GDNN thích ứng, an toàn trong tình hình mới.

bài liên quan
Trình Chủ tịch nước công bố 3 dự án Luật của ngành Giáo dục

Trình Chủ tịch nước công bố 3 dự án Luật của ngành Giáo dục

Theo kế hoạch, tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua 3 dự án Luật của ngành Giáo dục; tháng 12/2025 sẽ trình Chủ tịch nước công bố Luật.
Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Giáo dục đại học

Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Giáo dục đại học

Sáng 6/11, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Kiến nghị không nên học ngày thứ 7

Kiến nghị không nên học ngày thứ 7

Đó là một số ý kiến góp ý của các đại biểu trong Hội nghị Góp ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào sáng nay (21/8) tại TPHCM.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã đưa ra sự đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những “nút thắt” cảm trở giáo dục đại học phát triển.
Điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới giáo dục đại học được tháo gỡ như thế nào?

Điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới giáo dục đại học được tháo gỡ như thế nào?

Luật giáo dục đại học (GDĐH) ban hành năm 2012 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và đã trở thành những điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học. Vậy, những nút thắt này được các nhà soạn thảo luật tiếp thu, chỉnh sửa như thế nào?
Không thực thi nếu công nhận bằng đại học tại chức như chính quy

Không thực thi nếu công nhận bằng đại học tại chức như chính quy

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi do Bộ GD&ĐT đề xuất đưa ra trong đó quy định bằng đại học tại chức có giá trị giống như bằng đại học chính quy vì chỉ có 1 loại văn bằng chuẩn. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, quy định này không thực thi với thời điểm hiện nay.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc

Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc

Ngày 25/4, Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chiều 25/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Giúp tội phạm ma tuý Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Hai vợ chồng vừa bị bắt sẽ đối mặt với tội danh gì?

Giúp tội phạm ma tuý Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Hai vợ chồng vừa bị bắt sẽ đối mặt với tội danh gì?

Theo luật sư nhận định hành vi của Ngô Thị Hoan có dấu hiệu phạm tội "Che giấu tội phạm". Đối với Nguyễn Văn Linh (chồng của Hoan), cơ quan công an sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ vai trò cụ thể trong đường dây buôn ma túy.
Tin bài khác
Lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen Công an tỉnh Thanh Hóa

Lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen Công an tỉnh Thanh Hóa

Ngày 25/4, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Công an tỉnh Thanh Hóa về thành tích đấu tranh, triệt phá thành công đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng, chữa bệnh quy mô lớn.
Hà Nội: Xử lý, vận động người dân từ bỏ xe tự chế

Hà Nội: Xử lý, vận động người dân từ bỏ xe tự chế

Ngày 25/4, Công an TP Hà Nội cho biết, từ ngày 17/4 đến 23/4/2025 lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn thành phố đã phát hiện, xử lý 101 trường hợp vi phạm liên quan đến xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh, điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Bệnh viện Lâm Đồng II kết luận vụ mẹ con sản phụ tử vong sau mổ cấp cứu

Bệnh viện Lâm Đồng II kết luận vụ mẹ con sản phụ tử vong sau mổ cấp cứu

Hội đồng chuyên môn Bệnh viện II Lâm Đồng chẩn đoán sản phụ H. bị thuyên tắc ối, sốt siêu vi dẫn đến tử vong.
Hà Nội: Xử lý nhiều trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông đường thuỷ

Hà Nội: Xử lý nhiều trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông đường thuỷ

Chỉ vòng ít ngày, Đội CSGT đường thủy số 2 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) đã xử lý 28 trường hợp có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường thuỷ.
Ca sĩ Thuỳ Linh với dòng nhạc dân ca ngọt ngào sâu lắng

Ca sĩ Thuỳ Linh với dòng nhạc dân ca ngọt ngào sâu lắng

Ca sĩ Thùy Linh đã trở nên thân thuộc với khán giả yêu mến dòng nhạc dân ca, đặc biệt là những làn điệu mang đậm âm hưởng ví dặm, dân ca Nghệ Tĩnh ngọt ngào, sâu lắng.
Tăng cường đấu tranh phòng chống thuốc, thực phẩm giả trên địa bàn Thủ đô

Tăng cường đấu tranh phòng chống thuốc, thực phẩm giả trên địa bàn Thủ đô

UBND Thành phố Hà Nội giao các Sở, ban ngành thực hiện nghiêm công tác đấu tranh phòng chống thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Thông tin chi tiết vị trí nút giao, trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ dịp 30/4

Thông tin chi tiết vị trí nút giao, trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ dịp 30/4

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại dịp 30/4 và 1/5, Cục Đường bộ đã chỉ đạo các đơn vị bố trí đầy đủ các trạm dừng nghỉ tạm dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Công an Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch lái xe hạng A1

Công an Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch lái xe hạng A1

Kỳ thi tổ chức trong hai ngày (25-26/4/2025) với sự tham gia của 400 thí sinh. Đây là đợt sát hạch đầu tiên sau khi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giấy phép lái xe được chuyển giao cho lực lượng Công an.
Bài cuối: Miễn học phí để "không ai bị bỏ lại phía sau"

Bài cuối: Miễn học phí để "không ai bị bỏ lại phía sau"

Miễn học phí là khởi đầu cho một cuộc cải cách mạnh mẽ, hướng tới nền giáo dục chất lượng và bình đẳng. Đặc biệt, đây là dấu mốc quan trọng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hội nhập và phát triển.
Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ hàng nghìn hộp sữa không rõ nguồn gốc

Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ hàng nghìn hộp sữa không rõ nguồn gốc

Năm 2024 và quý I năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra 7 vụ, tạm giữ 2.654 hộp sữa các loại và 40kg bột sữa vi phạm.