Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Một số dự án giao thông trọng điểm chậm vì thủ tục và dịch Covid

Dân sự & tố tụng dân sự
11/03/2022 15:15
PHẠM CÔNG
aa
Do gặp nhiều vướng mắc trong giải quyết thủ tục và ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn TP Hà Nội bị chậm tiến độ. Để sớm hoàn thiện đưa vào khai thác, chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công đang rốt ráo tháo gỡ khó khăn.


Công trình cầu thép bắc qua hồ Linh Đàm

Công trình cầu thép bắc qua hồ Linh Đàm

Điều chỉnh phương án thi công

Dự án cầu cạn Vành đai 3 đi thấp bắc qua hồ Linh Đàm đã được hoàn thành và đi vào sử dụng từ cuối năm 2020. Tuy nhiên, hạng mục bổ sung cầu vòm thép vẫn đang trong quá trình thi công. Theo thiết kế, cây cầu vòm thép bắc qua hồ Linh Đàm có mặt cắt ngang rộng 7,508m. Kết cấu nhịp dầm vòm dạng ống thép 9 x 33m, tổng chiều dài cầu 297,2m. Kết cấu phần dưới sử dụng mố dẻo dạng 2 cột cách nhau 7,5m với tổng mức đầu tư là 341,672 tỷ đồng. Dự kiến đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2021, tuy nhiên cầu vòm sắt qua hồ Linh Đàm đang bị chậm tiến độ hơn 2 tháng.

Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc điều hành dự án cầu vòm thép bắc qua hồ Linh Đàm Hoàng Đình Hiếu chia sẻ: “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã hoàn thành sản xuất dầm tại xưởng, tiến hành tổ hợp dầm tại công trường đạt 8/9 nhịp; hoàn thành lắp đặt 7/9 nhịp tại hiện trường, còn lại 2 nhịp đang chờ thi công hoàn thành mố và 1 trụ để hoàn thiện. Bên cạnh đó, 2/9 nhịp cầu đã hoàn thiện đổ bê tông mặt cầu”.

Theo ông Hoàng Đình Hiếu, do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, công tác huy động nhân sự thi công gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trường hợp bị F0, F1 bị cách ly y tế. Việc nhập khẩu nguyên vật liệu để xây dựng công trình cũng rơi vào tình trạng khó khăn do biến động tăng giá vật liệu, thép...

"Ngoài ra, quá trình thi công cọc khoan nhồi cuối cùng, đơn vị thi công gặp phải khó khăn lớn khi địa chất phức tạp, cát chảy ngầm, thành lỗ khoan nhồi bị sạt lở. Chúng tôi đã báo cáo chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án các công trình giao thông Hà Nội để trình Sở GTVT Hà Nội điều chỉnh phương án thi công bằng cách khoan nông hơn và gia cố bằng cọc bê tông” - ông Hoàng Đình Hiếu thông tin.

Theo ông Hoàng Đình Hiếu, sau khi kiểm tra, nghiên cứu, Sở GTVT TP Hà Nội đã phê duyệt phương án điều chỉnh. Ngay sau khi được phê duyệt phương án, đơn vị thi công huy động nhân lực, máy móc triển khai thi công theo thiết kế mới. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành trong quý II/2022.

Rốt ráo tháo gỡ khó khăn

Cũng nằm trong danh mục những công trình đang bị chậm tiến độ, dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm là công trình được phê duyệt bổ sung vào giai đoạn 2 của dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông quận Ba Đình, Tây Hồ. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng chiều dài là 3,7km, mức đầu tư 815 tỷ đồng, được chia thành 4 đoạn.

Đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm là tuyến đường quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô, kết nối gần nhất với trung tâm hành chính Ba Đình và sân bay quốc tế Nội Bài, mật độ giao thông luôn đông đúc. Tuy nhiên, tuyến đường chỉ có bề rộng 8 - 9m, 2 làn xe; mặt đường hẹp, hạ tầng thiếu đồng bộ, thường xuyên ùn tắc kéo dài. Do vậy, việc chỉnh trang, cải tạo là rất cần thiết. Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ tạo ra đoạn đê kết cấu bằng bê tông cốt thép thay thế cho kết cấu đất; được mở rộng từ 2 làn thành 4 làn xe chạy. Cùng với đó, mỗi bên còn được cải tạo 2 làn đường gom hai bên phía dưới đảm bảo 2 làn xe chạy hỗn hợp.

Đại diện đơn vị thi công, ông Phạm Đức Hưng chia sẻ, đây là công trình nằm trên bề mặt đê hữu Hồng nên thời gian thi công trong năm bị hạn chế vào mùa mưa lũ. Từ 15/6 đến hết tháng 10 hàng năm, công trình hoàn toàn phải dừng hoạt động để đảm bảo hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ. Bên cạnh đó, thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến việc huy động máy móc, nhân lực gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở được cấp phép, nhà thầu đã hoàn thiện 400m tường chắn đê. Sau khi hoàn thiện đầy đủ giấy phép và được bàn giao mặt bằng, nhà thầu sẽ tiếp tục phân luồng giao thông và tiến hành thi công.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Huy Sĩ - Phòng Giám sát 1 Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội cho biết: “Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm được chia làm 4 đoạn, khởi công từ năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã cấp phép cho TP Hà Nội xây dựng đoạn 1, 2 và 4”.

Ông Nguyễn Huy Sĩ thông tin, tháng 5/2021, sau khi lấy ý kiến các ban, ngành và khoan thăm dò địa chất bổ sung, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP Hà Nội thay đổi thiết kế đoạn 3 có chiều dài 2,7km từ số 124 Âu Cơ đến đường Lạc Long Quân do đây là đoạn đê yếu và thấp hơn những đoạn khác trên tuyến. Bộ NN&PTNT cho rằng, tại đoạn đê này cần để riêng biệt giữa đường dân sinh và đường chính và cùng một cao độ thay vì thiết kế mặt đường đê có hai cao độ khác nhau như thiết kế ban đầu.

“Việc điều chỉnh phương án thiết kế đã làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Tuy nhiên, ngay sau khi được TP Hà Nội chấp thuận, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội tích cực phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu và thiết kế bản vẽ thi công để trình Bộ NN&PTNT xin cấp phép thi công đoạn số 3. Dự kiến, công trình sẽ tiếp tục được thi công trong tháng 4 và sớm hoàn thiện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân” – ông Nguyễn Huy Sĩ thông tin thêm.

Toàn bộ đoạn rào chắn công trình đường Âu Cơ - Nghi Tàm đều nằm gọn trong lề, không mở rộng ra mặt đường hiện trạng. Do đó không phải nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Đoạn tuyến đang thi công, lòng đường nhỏ hẹp và có giao cắt với đường ngang nên một số vị trí lưu thông gặp khó khăn. Càng sớm mở rộng được mặt đường càng nhanh chóng giải quyết được ùn tắc khu vực này.

Ông Nguyễn Huy Sĩ - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội

bài liên quan
Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái đảo Đá Dựng

Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái đảo Đá Dựng

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế góp phần gia tăng sức hấp dẫn cho Quảng Ninh đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Thủ tướng ra công điện yêu cầu hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Thủ tướng ra công điện yêu cầu hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.
Hà Nội ban hành kế hoạch thúc đẩy kinh tế ngành, hướng tăng trưởng GRDP trên 8% năm 2025

Hà Nội ban hành kế hoạch thúc đẩy kinh tế ngành, hướng tăng trưởng GRDP trên 8% năm 2025

Ngày 22/4, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 111/KH-UBND nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ngành, với mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên trong năm 2025. Đây được xem là bước đệm quan trọng để thành phố bứt phá trong giai đoạn 2026-2030.

Bình luận

avatar-comment
Mới nhất
Đọc nhiều
Chương trình giao lưu thế hệ thầy cô giáo với sinh viên sư phạm kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Chương trình giao lưu thế hệ thầy cô giáo với sinh viên sư phạm kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Trường Đại học Đồng Nai tổ chức chương trình giao lưu mang tên “Thế hệ thầy, cô giáo với sinh viên ngành Sư phạm”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Bài 2: Miễn học phí, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục

Bài 2: Miễn học phí, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục

Chính sách miễn học phí là bước tiến quan trọng, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. Khi các em đều có quyền được học tập và đây là chìa khóa giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình.
Hà Nội: Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội: Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QTT số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội phát hiện và tạm giữ 807kg thực phẩm bao gói sẵn là xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực…. do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ.
Tin bài khác
Chương trình giao lưu thế hệ thầy cô giáo với sinh viên sư phạm kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Chương trình giao lưu thế hệ thầy cô giáo với sinh viên sư phạm kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Trường Đại học Đồng Nai tổ chức chương trình giao lưu mang tên “Thế hệ thầy, cô giáo với sinh viên ngành Sư phạm”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Bài 2: Miễn học phí, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục

Bài 2: Miễn học phí, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục

Chính sách miễn học phí là bước tiến quan trọng, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. Khi các em đều có quyền được học tập và đây là chìa khóa giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình.
Quảng Ninh: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025

Quảng Ninh: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Du lịch biển Vân Đồn 2025

Đây là sự kiện đánh dấu khởi đầu đầy ấn tượng cho hành trình của Vân Đồn vươn tầm trên bản đồ du lịch biển đảo Việt Nam.
Thủ tướng ban hành công điện bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5.

Thủ tướng ban hành công điện bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 24/4/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5.
Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 11/2025/QĐ-TTg ngày 23/4/2025 ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập có 148 xã, phường và dân số hơn 4 triệu người

Tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập có 148 xã, phường và dân số hơn 4 triệu người

Đề án sắp xếp các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ vừa được thông qua cho thấy, tỉnh mới sẽ có 148 xã, phường và quy mô dân số hơn 4 triệu người.
Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ trưởng Bộ Công an có điện chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5).
Thủ tướng yêu cầu đảm bảo cung ưng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo cung ưng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23/4/2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Kiên Giang: Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam

Kiên Giang: Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Trung Hồ và đoàn công tác ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với các gia đình trên địa bàn thành phố Rạch Giá có công với cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dự kiến chi 200 nghìn tỷ đồng cho người thôi việc, nghỉ trước tuổi và giảm học phí

Dự kiến chi 200 nghìn tỷ đồng cho người thôi việc, nghỉ trước tuổi và giảm học phí

Năm 2025, mức chi ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ tăng lên khoảng 200 nghìn tỷ đồng do chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ hưu khi thực hiện tinh giản bộ máy và giảm học phí.