Từ một cây gừa (cây si - PV) được trồng cách đây khoảng 160 năm, qua thời gian, cây phát triển, vươn tán cao đâm ra thành nhiều nhánh bò lan rộng ra xung quanh. Đến nay đã trở thành Giàn Gừa với diện tích bao phủ hàng ngàn mét vuông. Vào đây, khó phân biệt được đâu là thân, đâu là nhánh, chúng đan xen, hoà quyện nhau chằng chịt, tạo nên không gian kỳ lạ, bí hiểm như một mê cung.
Những cành gừa uốn lượn, ngoằn ngoèo đan chen vào nhau giống như đàn trăn khổng lồ
Khu Di tích lịch sử Giàn Gừa tọa lạc tại ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, là một di tích gắn với thời khai hoang mở cõi, đồng thời là căn cứ của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Gừa là loại cây tiêu biểu cho vùng sinh thái ngập nước của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Loại cây này không xa lạ với người dân miền Tây. Tuy nhiên, việc có một giàn gừa khổng lồ và lâu năm như vậy thì chỉ nơi đây mới có. Theo đo đạc, Giàn Gừa có diện tích khoảng 2.740m2, chiều cao trung bình khoảng 12 m.
Tuy nhiên, theo người dân địa phương, các nhánh cây lan rộng ra diện tích hơn 4.000m2. Mọi người quen gọi là Giàn Gừa nhưng thực tế chỉ có một cây cái rồi phân nhánh, phát triển lan rộng ra xung quanh. Do sự tàn phá của chiến tranh, thân cây cái đã chết. Tuy nhiên, vết tích của thân cây cái vẫn còn được lưu giữ để mọi người nhận biết.
Vào đến Giàn Gừa, mọi người sẽ có cảm giác như lạc vào một mê cung. Những cành gừa uốn lượn, ngoằn ngoèo đan chen vào nhau giống như đàn trăn khổng lồ, tạo thành những tán cây rộng, rợp bóng mát đem lại không khí thoải mái, yên bình, không khí mát mẻ, trong lành.
Ông Chín Dân (người dân tỉnh Hậu Giang) cho biết, nghe nhiều người nói đến sự kỳ lạ của Giàn Gừa nên đến tham quan chiêm ngưỡng. Theo ông Dân, gừa được trồng rất nhiều ở miền Tây nhưng cây này lại rất đặc biệt.
“Tôi thấy nhiều cây gừa rồi nhưng chỉ có cây này phát triển theo chiều rộng. Những cây khác thả rễ từ trên cao xuống cũng chỉ là những nhánh rễ mỏng, thả lủng lẳng nhưng ở đây rễ thả xuống và ăn sâu vào lòng đất rồi lâu dần thành một gốc cây nhỏ”, ông Dân chia sẻ.
Miếu bà Thượng Động Cố Hỷ trong Khu di tích.
Khách du lịch đến tham quan Khu di tích lịch sử Giàn Gừa không khỏi bất ngờ vì khu giàn gừa không thể phân biệt nơi đâu là gốc, những nhánh gừa được kết dính vào nhau đan xen như một ma trận.
Khi được hỏi về nguồn gốc của Giàn Gừa, nhiều bậc cao niên trong vùng cho biết, theo truyền thuyết, có một dòng họ Nguyễn đến đây khai hoang lập ấp. Trong quá trình khai khẩn, không may giàn gừa bốc cháy khiến cảnh vật trở nên hoang tàn, trong làng có nhiều người mắc bệnh.
Có một vị đạo sĩ từ xa đến cho rằng Giàn Gừa này là “vùng đất thiêng, nơi ngự của bà Thượng Động Cố Hỉ. Muốn an cư lạc nghiệp, người dân phải trồng lại giàn gừa”. Bà Nguyễn Thị Phượng (dòng dõi họ Nguyễn) cho biết, trải qua nhiều thế hệ, đến nay con cháu họ Nguyễn vẫn sinh sống trên mảnh đất này và thay nhau giữ gìn, tôn tạo Giàn Gừa và miếu thờ.
Ngoài ra, trong kháng chiến, nơi đây cũng là căn cứ địa của Quân Giải phóng. Do vị thế và địa hình hiểm yếu, hẻo lánh, nên nơi đây diễn ra các cuộc họp quan trọng của Khu ủy Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ; là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu; nơi huấn luyện, tập kết và chuyển quân. Năm 1961-1965, đây là nơi đào tạo huấn luyện đội biệt động nội thành.
Để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân (1968), lực lượng Thành đội Cần Thơ đã chọn Giàn Gừa là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược. Từ đây theo con rạch Bà Thợ, Quân Giải phóng chuyển vũ khí ra vàm Rạch Sung, vàm Bà Hiệp đến sông Cần Thơ để tấn công vào các cơ quan đầu não của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tại TP Cần Thơ.
Tháng 4/2013, Khu Di tích được UBND TP Cần Thơ công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Ngày 13/6/2013, Giàn Gừa được Hội Bảo trợ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây cũng là cây di sản đầu tiên của ĐBSCL và là cây di sản duy nhất của TP Cần Thơ được công nhận.
Giàn Gừa được UBND TP Cần Thơ đã ký quyết định xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố vào ngày 05/4/2013 và được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận giàn gừa là cây di sản Việt Nam vào ngày 13/6/2013.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Có 53 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi hoạt động tại các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa được Đoàn liên ngành kiểm tra đợt này.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.