Hiện nay, có khoảng 400.000 người về hưu trước năm 1993 đang hưởng lương hưu (với mức rất thấp - thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu vùng). Đại đa số các trường hợp này đang phải sống rất khó khăn, chật vật, nhất là khi họ ở tuổi đã cao, mang trong mình nhiều bệnh tật.
Bà Trần Thị Biền (thôn Việt Tiến, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) - một người về hưu trước năm 1993 - hiện đang có mức lương hưu là 2,2 triệu đồng/tháng. Với mức lương hưu thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng này (mức lương tối thiểu vùng thấp nhất của năm 2020 đã là 3,07 triệu đồng), cuộc sống tuổi già của bà vô cùng chật vật, khó khăn với nhiều bệnh tật mang trong người.
Bà Biền kể lại, trước đây, nghe theo lời kêu gọi đi xây dựng kinh tế mới, bà rời quê hương, lên Tuyên Quang làm tại một công ty lâm nghiệp thuộc nhà nước. Công việc của bà rất vất vả, phải trực tiếp khai thác nứa, gỗ ở rừng. Theo thời gian, lao lực đã bào mòn sức khoẻ của bà. Làm việc được 16 năm, do sức khoẻ suy giảm, không thể đảm bảo được công việc tay chân vất vả, đến năm 1991, bà phải về hưu trước tuổi. Trải qua nhiều lần tăng lương, hiện nay, khi đã 64 tuổi, mức lương hưu của bà chỉ là 2,2 triệu đồng/tháng - không đủ để bà trang trải cho cuộc sống của một người già mang nhiều bệnh tật.
Với số tiền 2,2 triệu đồng/tháng như trên, theo tính toán của bà Biền, mỗi tháng bà dành 1 triệu đồng cho ăn uống; còn lại bà để mua thuốc thang, chữa trị nhiều căn bệnh của tuổi già bà đang mang trong người. Bà Biền đã rất yếu, không đi lại được như người khoẻ mạnh nên bà không trồng rau, nuôi gà… được để đỡ đi phần nào chi phí về thực phẩm. Không những vậy, mọi sinh hoạt cá nhân ở nhà, bà phải trông chờ vào các con.
“Tôi thấy mức lương hưu của mình là thấp, không đủ để trang trải cho bản thân khi về già. Mỗi khi ốm đau phải vào viện là các con phải phụ giúp. Tôi khá lo lắng khi không có khoản tiền phòng thân, nhất là khi sức khoẻ của mình ngày càng suy giảm. Như nhiều người khác cùng cảnh, tôi muốn mức lương hưu của mình cao hơn để đảm bảo cuộc sống khi về già” - bà Biền chia sẻ.
Bà Biền chỉ là một trong số rất nhiều người về hưu trước năm 1993 có mức lương hưu thấp. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, số người hưởng lương hưu trước 1993 hiện nay là 592.000 người. Phần lớn những trường hợp này có thời gian hưởng lương trước đây rất thấp. Bên cạnh đó, một số người về hưu sớm, 60% số này nghỉ hưu sớm trước tuổi. Còn lại 1/3 là lực lượng vũ trang. Từ năm 2008 đến nay Chính phủ đã 12 lần điều chỉnh mức lương hưu theo mức cao hơn bình quân.
Cần bù đắp để có được mức lương hưu thoả đáng
Trao đổi về vấn đề này, bà Tống Thị Minh - nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) - cho hay, về quá trình hình thành chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mặc dù có từ năm 1946 nhưng giai đoạn trước chỉ có Nhà nước. Vì vậy, sẽ không xét gì đến quan hệ đóng-hưởng. Người lao động đi làm việc cho Nhà nước, sau đó được trả phần lương tương xứng sau khi hết sức lao động. Cho nên, những người về hưu trước năm 1993 đều làm cho xí nghiệp, cơ quan Nhà nước. Theo bà Minh, thời điểm đó vẫn chưa có Luật Lao động, phải đến 1.1.1995 luật này có hiệu lực. Vì vậy, trước năm 1993 mới bắt đầu có Pháp lệnh về hợp đồng lao động chứ chưa có luật, cùng với đó là Điều lệ của BHXH chứ chưa có Luật Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, điều chỉnh lương hưu trong thời gian qua theo tỉ lệ cho nên giãn cách mức lương về hưu tính theo giá trị hiện tại của người về hưu trước và sau ngày càng giãn cách. Vì vậy, dẫn đến việc người về hưu trước năm 1993 có mức lương hưu thấp.
Nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương cho hay, ở đây cần sự bù đắp cho họ để họ có mức lương hưu thoả đáng với bối cảnh hiện nay.
Đại biểu Quốc hội TPHCM Trần Hoàng Ngân cho biết, vừa qua, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ và ra Nghị quyết tăng thu nhập cho những người về hưu trước năm 1993. Hiện, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ làm báo cáo tổng kết đánh giá lại số lượng, phạm vi, mức hỗ trợ, dự trù kinh phí hỗ trợ… với những người về hưu trước năm 1993. Chính phủ phải sớm tổng kết, đánh giá và có kiến nghị để Quốc hội xem xét.
“Quốc hội rất muốn hỗ trợ ngay, tuy nhiên, báo cáo Chính phủ trình chưa có chi tiết nên phải có báo cáo đánh giá cụ thể. Quốc hội chia sẻ và mong muốn Chính phủ tổng kết nhanh. Dù khó khăn, nhưng với trường hợp khó khăn hơn phải giải quyết nhanh” - đại biểu Trần Hoàng Ngân chia sẻ.
* Trả lời chất vấn Quốc hội ngày 6.11, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho hay, chỉ có thể giải quyết căn bản khi điều chỉnh thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo 3 nguyên tắc. Thứ nhất, thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng về chính sách bảo hiểm xã hội. Thứ hai, sẽ tính toán thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với người đang làm việc. Thứ ba, điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch nghiệp tiền lương của người nghỉ hưu cùng chức vụ, cùng vị trí việc làm và cân đối giữa các thời kỳ. Theo 3 phương án này thì sẽ giải quyết được căn bản vấn đề đặt ra. Anh Thư
* Bên cạnh những người về hưu trước năm 1993 có mức lương thấp, còn có những trường hợp về hưu sau năm này, vì các lý do khác nhau, cũng có mức lương thấp. Bà V.T.S (67 tuổi, trú tại phường Nhị Châu, Thành phố Hải Dương) đang hưởng mức lương hưu rất thấp - 2,4 triệu đồng/tháng. “Với mức lương hưu rất thấp này, hằng tháng, tôi phải chi tiêu tiết kiệm lắm mới gọi là đủ, không để lại được đồng nào phòng khi trái gió, trở trời” - bà S chia sẻ. Theo bà S, số tiền trên bà dùng để đong gạo, mua thức ăn cho 2 vợ chồng là hết, còn những lúc chẳng may ốm đau thì trông chờ vào các con. Cũng may, các con đều có công ăn, việc làm ổn định nên hỗ trợ bố mẹ được một phần.
Trước đây, bà S làm tạp vụ trong một cơ quan nhà nước. Đến năm 2006, sau hơn 20 năm làm việc, do thấy sức khoẻ yếu, không đảm bảo nên bà xin chủ động nghỉ hưu sớm trước tuổi. Sau khi đi giám định sức khoẻ, bà chỉ được nhận mức lương hưu 61% (khoảng 1 triệu đồng/tháng).
Nhận mức lương thấp như trên khi mới ngoài 50 tuổi, bà rất lo lắng, không biết sẽ trang trải cho cuộc sống về già như nào. Rất may, thời điểm đấy, người con út cũng đã tốt nghiệp đại học, kiếm được việc làm nên bà không phải chu cấp thêm. Trải qua 3 lần tăng lương cơ bản, đến nay, mức lương hưu của bà được 2.464.000 đồng/tháng.
“Trước khi về hưu, tôi đã biết là mức lương hưu sẽ rất thấp, nhưng đành phải chấp nhận khi mà sức khoẻ lúc đó đã không đảm bảo để đi làm. Tôi mong muốn lương hưu của mình tăng lên ở mức trên 3 triệu đồng - mức này sẽ giúp cuộc sống về già của tôi đỡ chật vật, khó khăn hơn” - bà S chia sẻ. Bảo Hân
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.