“Làn sóng” nhân viên y tế xin nghỉ việc, rời bệnh viện (BV) công sang BV tư tại nhiều tỉnh, TP đã gây không ít khó khăn trong hoạt động của ngành Y vì thiếu hụt nhân lực, bác sĩ có kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe người dân, đặc biệt là khi dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Điều này đòi hỏi, cần có cơ chế, chính sách phù hợp để nhân viên y tế yên tâm công tác lâu dài.
Cam go suốt 2 năm đại dịch COVID-19, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ngành Y tế đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Những "chiến sĩ áo trắng" đã âm thầm, lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hy sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Trong đại dịch COVID-19 mới thấy hết vai trò quan trọng của y tế cơ sở, cũng như bộc lộ khoảng trống thiếu nhân lực trầm trọng. Có thể thấy được, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các y, Bác sỹ bỏ việc và một trong những nguyên nhân cơ bản chính là cường độ, áp lực làm việc cao trong khi cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa phù hợp.
“Dứt áo” bệnh viện công tìm hướng đi mới
Hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc. Ảnh: Hà Nhân
Như báo Sức khoẻ & Đời sống đưa tin tại tham luận về chủ đề Phục hồi thị trường lao động y tế khai mạc sáng ngày 18/9/2022, Bộ Y tế đã nêu về tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc và “làn sóng” chuyển việc từ khu vực công lập sang khu vực tư. Bộ Y tế cho biết, báo cáo của các tỉnh, TP và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế về số lượng nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc từ ngày 1/1/2021 - 30/6/2022 trên cả nước là 9.680 nhân viên y tế (gồm 3.094 bác sĩ, 2.874 điều dưỡng, 551 kỹ thuật y, 276 hộ sinh, 593 dược, 2.280 viên chức khác).
Một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (134 người), Bệnh viện Thống Nhất (86 người), Bệnh viện TW Huế (63 người), Bệnh viện Bạch Mai (60 người), Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam (59 người), Bệnh viện Chợ Rẫy (48 người).
Cũng tại báo cáo này, Bộ Y tế cho biết thêm, đối với công chức cơ quan Bộ Y tế, tính từ ngày 1/1/2020 - 30/6/2022, Bộ Y tế có 19 công chức nghỉ thôi việc theo nguyện vọng.
Qua tìm hiểu tại các tỉnh, đặc biệt ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì thấy được, nhiều nguyên nhân khiến các y bác sĩ bệnh viện công “dứt áo ra đi” như cường độ và thời gian làm việc tăng, áp lực công việc lớn,…. Nhưng đặc biệt không thể không kể đến đó là chính sách đãi ngộ chưa phù hợp.
Tiền lương chưa tương xứng với áp lực công việc
Nhiều ý kiến bày tỏ, hơn 2 năm tham gia phòng, chống dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến nhân viên y tế ồ ạt xin nghỉ việc, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, áp lực công việc kèm với thu nhập bấp bênh, không tương xứng với công sức bỏ ra khiến cuộc sống gia đình chật vật, vì vậy phải tìm hướng đi mới thay vì theo đuổi đam mê với ngành Y.
Bác sĩ T.Th - một Bác sĩ tại Bệnh viện công trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ với Phóng viên, lý do khiến hàng loạt nhân viên y tế rời ngành Y chủ yếu vẫn vì kinh tế, thu nhập ở Bệnh viện công thấp, áp lực công việc cao, lương không đủ nuôi gia đình.
Theo Bác sĩ Th, học hành vất vả trong 6 năm mới có tấm bằng Bác sĩ, học phí ngành Y cao nhất trong các nghành nghề, làm việc lại liên quan đến sức khoẻ tính mạng con người… thì cực kỳ áp lực. Nhất là khi bệnh nhân có vấn đề gì thì mất việc như chơi, còn phải bồi thường cả đống tiền rồi bị người nhà hành hung, lăng mạ, danh dự mất hết… ngành Y là một nghề nguy hiểm vậy đó.
"Một buổi trực vất vả, thức đêm thức hôm mà chỉ được trả mấy chục nghìn đồng, và với mức lương 5 triệu/tháng thì tổng thu nhập chưa chắc được 10 triệu đồng. Đó là thực tế đáng buồn khi lương không bằng lái xe Grab" – Bác sĩ Th ngậm ngùi.
Vị Bác sĩ này cho rằng, bác sĩ đa phần chỉ làm vì đam mê chứ chắc không phải vì đồng lương ít ỏi đó. Việc Bác sĩ hay nhân viên y tế nếu không làm thêm, không có phòng khám riêng thì nuôi bản thân sợ chưa đủ huống chi nuôi cả gia đình. Thế nên, mới có chuyện phong bì phong bao xảy ra là vì lương không đủ sống. Vì vậy, mong muốn của Bác sĩ T.Th là tăng lương cho những người công tác trong ngành Y, bảo vệ nhân viên Y tế như cũng có chế độ trực hợp lý với họ.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Dù có hơn 13 năm kinh niệm nhưng gần một năm về trước, một lãnh đạo khoa tại Bệnh viện công trên địa bàn TP Hà Nội cũng đưa ra quyết định mạo hiểm, sau nhiểu lần đắn đo và cân nhắc, bác sĩ M. đã xin nghỉ việc để chuyển sang một Bệnh viện tư nổi tiếng với mức đãi ngộ cao gấp nhiều lần.
Bác sĩ này cho biết, vợ làm Y, chồng làm kinh doanh nhưng COVID-19 đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học, cộng với tiền lãi ngân hàng đã khiến bác sĩ M. quyết định chuyển công tác để có thu nhập cao hơn.
“Làn sóng” nghỉ việc của nhiều y Bác sĩ là hệ quả tất yếu của chế độ đãi ngộ thấp và môi trường làm việc không tương xứng với công sức mà các y bác sĩ bỏ ra.
Xây dựng chính sách “giữ chân” Bác sĩ
Một trong những vấn đề khó khăn của ngành Y tế là thiếu nguồn nhân lực. Hơn 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhân viên y tế phải làm việc cật lực, quá tải, nhưng thu nhập lại rất thấp nên cán bộ, nhân viên y tế đã xin nghỉ việc, chuyển việc. Vì vậy, dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi lần này là rất cần thiết, nhất là bổ sung chính sách ưu đãi đối với nhân viên y tế.
Báo Sức khoẻ & Đời sống chia sẻ góp ý của BSCKII Nguyễn Ngọc Việt Nga - Phó Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại TP HCM vào ngày 26/8,. Bà Nga cho biết: Cần bổ sung nội dung có chính sách ưu đãi đối với người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. có chính sách ưu đãi để giữ chân, rất dễ rời bỏ bệnh viện công ra bệnh viện tư.
Bà Nguyễn Ngọc Việt Nga - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ. Ảnh: Nhẫn Nam
Cũng theo bà Nguyễn Ngọc Việt Nga - Phó Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, thực tế cho thấy, nhiều cán bộ khi đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao xong, nếu không có chính sách ưu đãi để giữ chân, rất dễ rời bỏ bệnh viện công ra bệnh viện tư.
Theo Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, phát biểu tại chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào chiều 8/9/2022, đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho biết, khoản 2, Điều 4 có quy định có chính sách ưu đãi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Thực tiễn trong thời gian qua, rất nhiều y, bác sĩ đã xin thôi việc hoặc xin chuyển công tác dù đã có thời gian gắn bó lâu dài.
Đại biểu Hồng Thanh cho rằng, hiện nay Nhà nước chưa có chính sách phù hợp cho đối tượng này. Nếu không đảm bảo được cuộc sống, không có chính sách đãi ngộ phù hợp thì sẽ không giữ chân được lực lượng này, gây lãng phí nguồn lực và lực lượng y tế trong thời gian tới sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Vì vậy, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu khẩn trương để xây dựng các chính sách ưu đãi cụ thể để kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ này, đặc biệt là các y, Bác sĩ nữ, y tế cơ sở tại vùng dân tộc thiểu số, tỉnh miền núi, lực lượng y, Bác sĩ tuyến đầu để họ yên tâm công tác và cống hiến.
Việc các y, Bác sĩ nghỉ việc là nỗi lo của lãnh đạo các Bệnh viện công. Để thực tế này không còn tiếp diễn, Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này hy vọng sẽ tiếp thu nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các chuyên gia, tổ chức, nhà khoa học, nhà quản lý để khắc phục được những vướng mắc, bất cập, những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Gần 50 cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tích cực tổ chức thu gom rác thải trên các tuyến đường Sân bay cũ thuộc phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc; quét, dọn vệ sinh mặt đường để tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền (SN 1999, ngụ xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước) do liên quan đến vụ hành hạ trẻ em tại cơ sở giữ trẻ tự phát trên địa bàn xã Tân Lập 1.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Châu Thành đã bàn giao 12 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thị trấn Minh Lương. Mỗi căn nhà có diện tích 38m², được xây dựng với tổng kinh phí từ 60 đến 95 triệu đồng/
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.