Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Làm sao để hội tan mà lòng người còn náo nức?

Văn hóa
16/01/2020 13:30
Phaly
aa
Trong cuốn “An nam phong tục”, cụ Phan Kế Bính đã khảo cứu và trình bày khá chi tiết về lễ hội dân gian vào đầu thế kỷ trước. Theo đó, làng nào cũng có hội vào dịp đầu năm để tế thần, tưởng niệm, ghi ơn người có công với làng, với nước mà làng đó thờ phụng.


0_uusb

Hình minh hoạ.

Cách thức, thủ tục, các trò chơi, ăn uống, hát xướng, lễ lạt, nghi thức tiến hành từ “nhập tịch” (vào đám) đến “xuất tịch” (rã đám) được cụ Phan đề cập và miêu tả cụ thể. Hội làng mở hàng năm nhưng “đại hội”, tức hội lớn thì hàng chục năm mới mở một lần, phải là năm “phong đăng hòa cốc”, được mùa, thiên hạ ấm no.

Chỉ điều này thôi cũng đủ thấy khi lễ hội trở lại với thời hiện đại thì khác hẳn, năm nào cũng mở hội, càng về sau càng to và ngày trước chỉ là hội làng thì bây giờ mở ra đến hội tỉnh, hội vùng, hội cả nước, hội đền, hội miếu,... và có cả hội chùa – điều mà trước kia chưa từng có.

Dẫn ra phong tục dân gian là lễ hội nhưng cụ Phan Kế Bính – một nhà nho, nhà biên khảo và dịch thuật, đặc biệt nhà báo đương thời với tư tưởng tân tiến đã không tiếc lời phê phán những tồn tại trong lễ hội mà cụ coi là “hủ lậu” hoặc “bắt chước nước ngoài”.

Ví dụ, “lễ nhập tịch là cách ăn Tết đầu năm, dịp cho dân làng vui chơi giải trí nhưng “nếu hơi sai lệ một chút hay là sơ ý điều gì thì hạch lạc nhau ngay,... sinh sự đánh nhau đến vỡ đầu, sứt tai”. Rồi thì vui quá đà, rồi thì tốn kém, tổn phí nhiều, bổ cả vào con em dân đinh, hào lý địa phương hưởng lợi,... có những thứ pháp luật quy định nhưng không nghe, chẳng hạn: “Xét ở luật lệ bản quốc “Trong làng hát xướng thờ thần chỉ được phép làm một ngày một đêm, nếu làm quá thì lấy luật vi chế mà luận tội”. Đã có luật cấm như thế, sao không thấy mấy nơi tuần hành được?”. Tình trạng không tuân thủ pháp luật này sao giống hiện tại đến vậy?!

Phan Kế Bính rút ra nhận xét: “Xét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thật là hại của mà mua lấy cái khó nhọc về mình”. Cụ cảnh báo tệ nạn quan chức bày ra lễ hội, mượn chuyện thần thánh mà kiếm lợi cho mình: “Sách có chữ rằng, “Tiên chí lực ư dân, nhi hậu thần giáng chi phú”, nghĩa là trước hết phải dùng sức mà lo cho dân, rồi thần mới giáng phúc cho. Vậy thì thần cũng phải lấy dân làm trọng, huống là dân không thuận thần lại cưỡng được sao?”.

Chúng ta hãy lắng nghe Phan Kế Bính phê phán chuyện đồi phong, bại tục diễn ra tại lễ hội: “Lại có việc nực cười và rất là bêu nhuốc dân phong, như làng nọ thờ dâm thần, cứ đến ngày rã đám thì buổi tối tế một tuần, trong khi đang tế tắt hết đèn nến, đình miếu tối mù rồi đàn bà, đàn ông, bất cứ ai, đùa lẫn nhau một lát, có câu tục ngữ rằng: Bơi Đăm, rước Dá, hội Thầy, vui thì vui vậy chẳng tầy Dã La. Cái vui ấy thực là cái vui mạt”. Ấy thế mà thời buổi ngày nay, người ta ra sức phục dựng lại cái “vui mạt” đó!

Dẫn ý kiến của cụ Phan Kế Bính để thấy rằng, lễ hội là phong tục truyền thống, lý giải vì sao lại có hội, mục đích của lễ hội để làm gì, mang lại sự hữu ích gì cho cộng đồng và ngoài sự tiếp thu truyền thống thì cũng có cái nhìn phê phán mặt trái của lễ hội.

Đặc biệt là việc đánh giá, nhận xét của một nhà khảo cứu uyên bác và một nhà báo sắc sảo có tư tưởng cách tân. “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” mà ông cảm nhận cách chúng ta hơn một thế kỷ mà dường như vẫn mang tính thời sự khi nhìn vào lễ hội của ngày hôm nay.

Tất nhiên, lễ hội không những chỉ là phong tục dân gian mà còn là phong vị ngày xuân, mở đầu cho một năm mới với những ước nguyện tốt lành, cần duy trì trong cuộc sống hiện tại như một cách giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.

Có điều, những năm gần đây, lễ hội để lại quá nhiều tai tiếng như những hành vi bạo lực, phản văn hóa, xô bồ, kinh doanh lễ hội và “chặt chém” du khách, biến tướng của cờ bạc, rượu chè,... mà phần lớn do sự lỏng lẻo của các nhà quản lý và tổ chức lễ hội. Xây dựng một xã hội văn minh và đang sống trong thời đại văn minh công nghiệp thì không thể để hủ tục cùng sự dã man trở lại và cũng đừng cổ súy cho nó như là một thứ “văn hóa dân gian” cần “bảo tồn”.

Lễ hội có thành kính và có vui tươi cũng bởi lòng người và tác động tích cực trở lại của lễ hội. “Lòng vui như mở hội”, “Đông như trẩy hội”,... là những so sánh mặc định là đã hội là vui, là đông đúc, hội tụ cộng đồng cả tâm linh siêu thực cùng tinh thần phấn chấn.

Làm sao để hội tan mà lòng người còn náo nức, còn lưu giữ những hình ảnh và tình cảm ấm áp, phơi phới ngày xuân. Chúng ta thường phê phán tư tưởng “rã đám” (tức tan hội) trong công việc đời thường thì làm thế nào để điều đó không xảy ra. Cuộc vui nào rồi cũng phải kết thúc nhưng cần kết thúc trong sự vui vẻ, lành mạnh.

Làm được điều này không phải chuyện đơn giản mà nó phụ thuộc rất nhiều vào tâm thức hướng về lễ hội của mỗi người, từ nhà quản lý, tổ chức lễ hội đến những người tham gia vào lễ hội và cả du khách. Tâm thức đó biểu hiện của việc tôn trọng và giữ gìn thuần phong, mỹ tục, hòa khí mùa xuân, chỉ cầu an vui, không cầu lợi lộc.

bài liên quan
Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Từ lâu, múa rồng đã trở thành món ăn tinh thần, nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, xuân về. Múa rồng mang theo ước vọng cầu mong mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho mọi nhà. Khi tiếng trống vang lên, người già, trẻ nhỏ lại háo hức dõi theo.
Lên biên giới xem thiếu nữ Mông xinh đẹp ném pao ngày Xuân

Lên biên giới xem thiếu nữ Mông xinh đẹp ném pao ngày Xuân

Ném pao là một trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của dân tộc Mông ở Nghệ An. Đây là trò chơi không thể thiếu trong mỗi độ Tết đến Xuân về của người dân nơi đây.
Lên biên giới xem thiếu nữ Mông xinh đẹp ném pao ngày Xuân

Lên biên giới xem thiếu nữ Mông xinh đẹp ném pao ngày Xuân

Ném pao là một trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của dân tộc Mông ở Nghệ An. Đây là trò chơi không thể thiếu trong mỗi độ Tết đến Xuân về của người dân nơi đây.
Hơn chục người bắc giàn giáo nhặt lá cho cây mai cổ thụ 100 tuổi

Hơn chục người bắc giàn giáo nhặt lá cho cây mai cổ thụ 100 tuổi

Hơn 10 người cùng leo giàn giáo để nhặt lá cho cây mai cổ thụ hơn 100 năm tuổi kịp ra hoa chào đón Tết Tân Sửu 2021.
Từ hôm nay 15/4, hàng loạt hành vi vi phạm trên mạng xã hội sẽ bị phạt

Từ hôm nay 15/4, hàng loạt hành vi vi phạm trên mạng xã hội sẽ bị phạt

Hàng loạt hành vi vi phạm sử dụng mạng xã hội sẽ bị xử phạt là một trong những nội dung đáng chú ý được nêu tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Gian dối - biểu hiện của tham nhũng và để tham nhũng

Gian dối - biểu hiện của tham nhũng và để tham nhũng

Không trung thực trong kê khai tài sản bắt buộc thì chính xác đó là một sự gian dối. Gian dối không kê khai biệt thự giá trị 100 tỷ đồng (bằng 70 năm lương của cán bộ cao cấp - chủ nhân của căn biệt thự đó) mà chỉ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách thôi thì đó là sự khuyến khích tham nhũng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.