Triệu chứng hậu COVID-19 thường có như giảm khả năng nhận thức hay các rối loạn tâm lý,… Nhiều trường hợp di chứng hậu COVID-19 tương đối nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Chuyên gia đưa ra lời khuyên gì để cải thiện sức khỏe sau khi nhiễm bệnh?
Hội chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện ngay sau khi điều trị khỏi, tuy nhiên cũng có những trường hợp sau 4 tuần kể từ lúc khỏi bệnh mới có những biểu hiện hậu COVID-19. Những triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19 có thể kéo dài khoảng 4 tuần, thậm chí vài tháng.
Tiến sĩ P.S.Shajahan, Giáo sư Y học phổi tại trường Cao đẳng Y tế chính phủ TD Alappuzha, và là Chủ tịch của Học viện Y học chăm sóc sức khỏe và phổi nêu rõ COVID-19 là một chứng viêm có thể ảnh hưởng đến các tế bào, mô và các cơ quan trong cơ thể người bệnh.
Ông cho biết xu hướng đông máu ở người mắc COVID-19 cũng cao. Ngay cả sau khi hồi phục, cơ thể sẽ tiếp tục ở trạng thái tương tự trong một thời gian và khi người bệnh sau bình phục gắng sức quá mức cũng sẽ tạo ra một điều kiện bất lợi cho cơ thể.
Tiến sĩ khẳng định nguy cơ cao hơn đối với những người mắc COVID-19 nặng và những người có bệnh nền, trong khi người mắc COVID-19 với triệu chứng nhẹ cũng có thể gặp nhiều rắc rối khi không được miễn dịch.
Cũng theo thống kê của WHO, ước tính 10 - 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Giống bệnh cảnh COVID-19 cấp tính, hội chứng Covid kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: Hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da, lông... Triệu chứng thường gặp nhất là: Mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi vị, giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.
Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon tuyến giáp, giảm độ lọc cầu thận; Rối loạn chức năng hô hấp: Giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; Bất thường hình ảnh học: Xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim… Trong đó, xơ phổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Tại TP Hồ Chí Minh, nơi có số ca bệnh COVID-19 nhiều nhất cả nước, hàng ngày, các bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca đến khám và điều trị hậu COVID-19. Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày nào cũng tiếp nhận nhiều trường hợp đến thăm khám để điều trị các triệu chứng hậu COVID-19.
Chị Trịnh Thị Liên (ở quận Gò Vấp) mắc COVID-19 khoảng 2 tháng trước. Trong thời gian mắc bệnh, chị cho biết chỉ có vài triệu chứng nhẹ nhưng sau khi khỏi, chị lại ho nhiều. “Nó ảnh hưởng cả cuộc sống, đi làm và ảnh hưởng cả sinh hoạt của mình. Tại vì mình cứ ho hoài. Trong giờ làm mình cũng ho. Mình cũng không ngủ được. Có khi nửa đêm dậy cũng ho”, chị Liên cho hay.
Thống kê cho thấy từ tháng 12/2021 đến đầu năm 2022, bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân đến khám hậu COVID-19, trong đó, hơn một nửa bệnh nhân hậu COVID-19 gặp vấn đề hô hấp.
TS.BS Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Ở đây cũng can thiệp nhiều trường hợp tổn thương nặng sau COVID-19. Có những tình huống như là viêm phổi. Viêm phổi tổ chức hóa rồi xơ phổi, một số trường hợp giãn phế quản. Còn tại phòng khám hậu COVID-19 của bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tháng qua cũng đã tiếp nhận hơn 4.000 bệnh nhân đến khám. Mỗi ngày, phòng khám có khoảng 150 bệnh nhân đến khám.
Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19
Sau khi bị bệnh COVID-19, người bệnh cần được tiếp tục hỗ trợ hoặc người bệnh cố gắng tự phục vụ mình (nếu có thể) trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện. Điều đó rất cần thiết và quan trọng, giúp quá trình phục hồi sức khỏe hậu COVID-19 cho người bệnh, đặc biệt là những người mắc di chứng hậu COVID-19 tốt và nhanh hơn.
Người đã khỏi bệnh cần thực hiện một số biện pháp (tự làm hoặc có người hỗ trợ) nhằm phục hồi sức khỏe để hòa nhập cộng đồng. F0 đã khỏi bệnh nên duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như: vận động nhẹ nhàng, đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh...
Người đã khỏi bệnh cần chú ý tập thở, hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày. Bên cạnh đó, F0 đã khỏi bệnh cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Người đã hoàn thành thời gian tự cách ly có thể tham gia các hoạt động cùng với người thân như: chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.
Do cách ly kéo dài tại nhà, nhiều F0 dành phần lớn thời gian để ngồi, nằm, xem tivi, chơi game, dùng điện thoại... Điều này có thể làm tăng cân, giảm khối cơ và sức mạnh của cơ, làm tăng hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh mạn tính.
Việc giảm vận động kéo dài còn khiến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tập luyện thể dục thường xuyên. Tập thể dục tại nhà có thể từ những việc rất đơn giản như đi lại, nâng các vật dụng, leo cầu thang, dọn vườn, chơi thể thao trong nhà, tập yoga... Nên tập mỗi ngày 30 phút để duy trì sức khỏe và chỉ số khối cơ thể. Đối với các bệnh nhân nằm tại ICU, nên được tập luyện phục hồi chức năng sớm, tránh tình trạng teo cơ.
Với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19 rất tốt.
Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh COVID-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày... cũng đóng góp đáng kể cho việc phục hồi sức khỏe.
Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng và nếu biết kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và tập dưỡng sinh chắc chắn sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe. Khi một người mắc COVID-19, sự phục hồi của họ cũng phụ thuộc vào tình trạng của hệ thống miễn dịch.
Tình trạng của hệ thống miễn dịch phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau bao gồm mức dinh dưỡng, cân bằng trao đổi chất, sức khỏe đường ruột, thể chất,... Tăng cường sức khỏe và phục hồi bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung năng lượng hiệu quả và thực hành lối sống tốt là rất quan trọng để tránh các biến chứng lâu dài sau khi nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mỗi cá nhân cần có đủ lượng chất dinh dưỡng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Các vitamin như D, A, B6 và B12, C và E, cũng như các khoáng chất như kẽm, selen, sắt và đồng, cùng với các axit amin và sự kết hợp phù hợp của các chất dinh dưỡng đa lượng bao gồm carbs, protein và chất béo là điều cần thiết để nâng cao hệ thống miễn dịch. Trong số đó, vitamin D là quan trọng hơn cả đối với việc thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Với một số F0 phải nhập viện, điều trị hồi sức thời gian dài, mất khối cơ và chức năng cơ là vấn đề phổ biến. Vì vậy, trước khi ra viện, bệnh nhân cần được sàng lọc và đánh giá để phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính.
Các bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng cấp tính nên tiếp tục sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cao đạm, cao năng lượng ít nhất 1 tháng sau ra viện.
Cuộc đời mỗi người có những cột mốc không thể xóa nhòa, những ký ức khắc sâu vào tim như vết sẹo không bao giờ lành. Với tôi, đó là cái năm mà đại dịch bùng phát – năm mà tôi mất mẹ.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp, khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa cuộc thi sẽ chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động hấp dẫn.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.