Không đảm bảo VSATTP, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng chủ cơ sở có thể bị xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự.
Tin nên đọc
Kỳ 3 - Sữa từ hạt hay chỉ là trò bịp: Đề nghị đình chỉ cơ sở "sữa hạt" Xanh Xanh lá
Kỳ 2 - Bộ Y tế không cấp phép cho cơ sở sữa hạt mà Pháp luật Plus phản ánh
Coi chừng con đổ bệnh vì sữa hạt
Kỳ 1 - Sữa từ hạt hay chỉ là trò bịp
Video: Kỳ 1 - Sữa từ hạt hay chỉ là trò bịp
Vừa qua, loạt phóng sự "Sữa từ hạt hay chỉ là trò bịp" mà nhóm phóng viên Pháp Luật Plus thực hiện đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ dư luận. Trong nhiều ý kiến phản hồi, ngoài sự bức xúc, quan ngại trước thực tế sản xuất thức uống từ hạt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xuất xứ, quảng cáo "khuếch đại" về thông tin công dụng sản phẩm.
Đồng thời, qúy đọc giả cũng mong muốn Pháp Luật Plus làm rõ trách nhiệm của các cơ sở trên để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc, Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Ngọc Hoàng - Trưởng văn phòng Luật sư Long Tâm (Đoàn Luật sư Hà Nội) về tính pháp lý của các cơ sở mà Pháp Luật Plus phản ánh.
|
Luật sư Lê Ngọc Hoàng -Trưởng Văn phòng Luật sư Long Tâm |
Xin chào Luật sư Lê Ngọc Hoàng!
PV: Xin Luật sư cho biết cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?
Luật sư Lê Ngọc Hoàng: Theo nội dung vụ việc mà Pháp luật Plus đã đưa tin, tôi nhận thấy cơ sở kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm này đã thực hiện tới 03 hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị áp dụng chế tài xử phạt hành chính tương ứng được quy định như sau:
Tin nên đọc
Trailer - Phóng sự điều tra: Sữa từ hạt hay chỉ là trò bịp?
Trên facebook, người tiêu dùng tẩy chay sữa từ hạt "bẩn"
Một là: Hành vi sản xuất thực phẩm mà “Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” có thể bị xử phạt đến 15.000.000đ (Điều 24, Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ);
Hai là: Hành vi sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà “Không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm” có thể bị phạt tiền đến 50.000.000đ (Điều 5, Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ);
Ba là: Hành vi quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng của hàng hóa dẫn đến gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 70.000.000đ (Điều 51, Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ);
Phải nói thêm rằng: Ở đây các cơ sở sản xuất đã “mập mờ” sử dụng từ ngữ hay đúng hơn là lạm dụng thuật ngữ “Sữa…” để đánh vào tâm lý “Sùng bái, liên tưởng đến tác dụng của …Sữa truyền thống từ sữa động vật bò, dê…” mà người tiêu dùng đã quên mất thực chất đây chỉ là “Bột ngũ cốc”.
PV: Thưa Luật sư, trường hợp sử dụng đồ ăn thức uống tại cơ sở sản xuất không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến các trường hợp như ngộ độc, biến chứng… Thì ai là người phải chịu trách nhiệm và theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Lê Ngọc Hoàng: Đối với trường hợp sử dụng các thực phẩm (đồ ăn, thức uống, sản phẩm…) tại cơ sở sản xuất mà không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến các trường hợp như ngộ độc, biến chứng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng thì chủ cơ sở sản xuất là người trước tiên và trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bởi lẽ: Chủ cơ sở sản xuất là quản lý, điều hành từ khâu đầu (Mua nguyên liệu) đến khâu sản xuất, chế biến và cuối cùng là khâu bán sản phẩm thu lợi đến người tiêu dùng nên họ “có nghĩa vụ” buộc phải biết, tuân theo quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm và phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiện nay, với thực trạng vô cùng “Nhức nhối” về “Thực phẩm bẩn” lan tràn trong thị trường nói chung… thì vấn nạn “Sữa từ hạt" không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm …như Pháp Luật Plus nêu, theo tôi nhất thiết phải bị xử lý nghiêm khắc bởi đối tượng tác động chủ yếu của nó là hết sức nhạy cảm, đó là sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.
Như trên đã nêu, ngoài các trường hợp bị xử phạt hành chính bằng tiền nếu xảy ra trường hợp vụ việc vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thì chủ cơ sở sản xuất còn có thể bị xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự theo tội danh tại Điều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) với mức án lên tới 15 năm tù.
Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thấy có rất ít vụ việc bị khởi tố, điều tra và xử lý hình sự, bởi theo Điều luật nêu trên thì Cơ quan chức năng buộc phải chứng minh là người phạm tội về mặt ý chí chủ quan họ “đã biết và phải biết là …thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất mà vẫn sản xuất tiêu thụ” trong khi đó nguyên liệu, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến lại được nhập từ rất nhiều địa phương, nguồn gốc xuất xứ trong và ngoài nước…mà không hề có quy định pháp luật nào bắt buộc “Cụ thể hóa cho các yếu tố, thành phần đầu vào của sản phẩm….Sữa từ hạt” này.
Ngoài ra, người sản xuất thực phẩm không vệ sinh an toàn thường lấy lý do rằng “Kiến thức chuyên môn của mình không đủ để nhận biết các nguyên liệu, hóa chất, phụ gia…cái nào là đạt tiêu chuẩn thì cơ quan chức năng cũng rất khó truy cứu trách nhiệm đối với họ”.
Qua đây cũng cho thấy lỗ hổng lớn trong công tác xây dựng pháp luật để điều chỉnh, xử lý vi phạm đã và đang gây nhức nhối cho xã hội trong nhiều năm qua đó là “Vấn nạn…Thực phẩm bẩn”.
Xin cảm ơn Luật sư!
- Tại bài viết “Kỳ 1 - Sữa từ hạt hay chỉ là trò bịp” phóng viên đã thâm nhập thực tế và có những bằng chứng ghi nhận về việc hoạt động sản xuất sữa từ hạt có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất và nguồn nguyên liệu không rõ ràng tại cơ sở có fanpage “Xanh lá - Sữa từ hạt” địa chỉ số nhà 25, ngách 45, ngõ 69B Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, Hà Nội. - Đồng thời tài bài viết kỳ 2: Bộ Y tế không cấp phép cho cơ sở sữa hạt mà Pháp luật Plus phản ánh. Theo đó thông tin tới Pháp Luật Plus, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Hai cơ sở là Xanh Xanh Lá - Đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Xanh Xanh Lá (có trụ sở tại số nhà 25, ngách 45, ngõ 69B Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, Hà Nội)) và Sumo family - Đăng ký kinh doanh là Công ty Cổ phần Thương mại Biz Right (có địa chỉ tại phường Phúc Xá, Ba Đình - Hà Nội), không được Cục cấp phép về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Ngày 4/4/2018: Tại buổi kiểm tra của UBND phường Khương Trung đối với cơ sở Xanh Xanh Lá, chủ cơ sở chỉ xuất trình được giấy phép kinh doanh mà không có thêm bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan đến hoạt động sản xuất "sữa" từ hạt. Đoàn công tác đã tiến hành niêm phong các nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời kiến nghị, yêu cầu đình chỉ sản xuất, kinh doanh tại cơ sở trên. |
Pháp Luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.