Khi bình thường, ai cũng muốn “vơ vào” nhưng khi xảy ra sự cố, không biết trách nhiệm thuộc về ai. Đặc biệt, cần ngăn chặn tình trạng “công tranh, lỗi chối”.
Theo kế hoạch, ngày mai (thứ 5), Quốc hội sẽ thảo luận về Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). Đây là luật quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội hôm nay và mai sau…
Nhìn lại quá khứ, có lẽ Việt Nam ta là một trong số quốc gia đầu tiên trên thế giới quan tâm sâu sắc đến vấn đề môi trường.
Dẫn chứng, cách đây hơn 60 năm (1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây vào đầu năm mới: “Mùa xuân là tết trồng cây – Để cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Trong khi đó, phải hơn 10 năm sau (1970), thế giới mới bắt đầu quan tâm đến “ngôi nhà xanh” của chúng ta.
Tiếc rằng, do chiến tranh và một số khó khăn, tinh thần này không được phát huy một cách liên tục.
Với Việt Nam hiện nay, đây là thời điểm rất quan trọng, có tính quyết định tới “số phận” của môi trường bởi chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, thời điểm mà môi trường dễ bị tàn phá nhất.
Bài học từ một số quốc gia và cả của ta cho thấy, những “di sản” môi trường để lại thường rất khó có thể phục hồi và sẽ vô cùng tốn kém.
Vì thế, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết không đổi ô nhiễm môi trường lấy phát triển kinh tế là một chủ trương đúng đắn.
Trong phiên thảo luận về Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Coi trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ bảo vệ môi trường là sai lầm”.
Muốn vậy, theo người viết bài này, thứ nhất, Luật sửa đổi phải phân công rõ trách nhiệm, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” hiện nay.
Tuy có tới 4-5 cơ quan tham gia lĩnh vực này, khi bình thường, ai cũng muốn “vơ vào” nhưng khi xảy ra sự cố, không biết trách nhiệm thuộc về ai. Đặc biệt, cần ngăn chặn tình trạng “công tranh, lỗi chối”.
Thứ hai, xóa bỏ tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” hiện nay.
Cụ thể, được biết, ngành nông nghiệp hiện quản lý tới 80% lượng nước sử dụng của cả nước nhưng quản lý nhà nước về nước, về môi trường đều tích hợp trong công trình thủy lợi do Luật thủy lợi qui định.
Rồi cơ quan quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên lại nằm chung một bộ với cơ quan quản lý khai thác lâm nghiệp…
Nói nôm na, cái ông sử dụng lại chính là ông quản lý như lời Thủ tướng “Phải làm rõ vai trò của các bộ, ngành, không để một Bộ “vừa đá bóng vừa thổi còi” – Ông Phúc nói.
Có lẽ trong cơ cấu tổ chức nhiệm kỳ tới, cần xóa bỏ điều bất hợp lý này ở tất cả các lĩnh vực, không để tình trạng cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng cùng trong một nhà.
Thứ ba, một vấn đề đang rất cần làm rõ trách nhiệm nhà nước và trách nhiệm người dân, đặc biệt là vai trò của Nhà nước đối với những vấn đề thuộc về lịch sử.
Cụ thể hơn, với những địa chỉ ô nhiễm nhưng do thời gian đã lâu nên không xác định được “thủ phạm” thì sẽ xử lý như thế nào? Nguồn kinh phí từ đâu?...
Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều dòng sông đang ô nhiễm trầm trọng. Vậy, xử lý việc này như thế nào?
Đây là vấn đề lớn và rất khó giải quyết ở tầm bộ, ngành. Do đó, việc sửa đổi Luật bảo vệ môi trường cũng là cơ hội để Quốc hội quyết cho công việc gian nan này, nhằm đưa luật vào cuộc sống.
Xin nhắc lại, phương châm kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Song, từ chủ trương đến thực tế luôn là khoảng cách.
Hi vọng rằng Luật bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ tạo thành cuộc cách mạng cho lĩnh vực này bởi Người đứng đầu Chính phủ rất kiên quyết và cam kết: “Chưa nhận thức đúng mức, chưa cương quyết nên việc này lặp đi lặp lại nhiều nơi nhức nhối…
Bộ máy phải mạnh, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, có kiến thức, phương tiện, công cụ kiểm tra. Chính phủ sẽ tiếp thu để có hành động mạnh mẽ hỡn nữa, tránh “biết rồi nói mãi” về vấn đề ô nhiễm môi trường”.
Xin đừng để môi trường trở thành “độc dược”, luôn rình rập đe dọa cuộc sống của mỗi chúng ta.
Chợt nhớ câu nói của Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: “Không thể có ý nghĩ sạch trong một căn phòng bẩn”.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Từ ngày 6h ngày 10/4, nút giao liên thông thị trấn Vôi thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang chính đưa được đưa vào hoạt động và thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ nhằm kết nối đồng bộ với Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra, rà soát hệ thống văn kiện tác chiến; công tác quán triệt các chỉ thị, chỉ lệnh, công văn, kế hoạch; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trên trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phó
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 1/2026, tuy nhiên sau thời gian nỗ lực của các đơn vị, dự án sẽ hoàn thành các phần việc vượt các mốc thời gian mà Thủ tướng đã yêu cầu. Cụ thể, hoàn thành thông xe kỹ thuật và hợp long cầu chính trước khoảng 4
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 17/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo công bố tổ chức chuỗi 22 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quy mô lớn.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh vừa triệt phá đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, bắt giữ 01 đối tượng và 10 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã truy bắt thành công đối tượng Bùi Đình Khánh tại Thanh Hóa vào lúc hơn 22h tối qua ngày 18/4.
Chiều ngày 18/4, Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đến viếng và trao Quyết định thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải tại nhà riêng, thôn Cao Xá, thị trấn Trần Cao (Phù Cừ, Hưng Yên), cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh đã anh dũng hi sinh trong khi truy bắt nhóm tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Ninh.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 794/QĐ-TTg ngày 18/4/2025 cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho ông Nguyễn Đăng Khải, cấp bậc: Thiếu tá, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an, đã hy sinh trong thực thi nhiệm vụ đấu tranh, bắt giữ đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Hai tài xế xe tải tại Trảng Bom (Đồng Nai) bị điều tra do cố tình tông gãy thanh chắn đường sắt khi tàu đến gần, gây hư hỏng tài sản và vi phạm nghiêm trọng an toàn giao thông.
Công an tỉnh Ninh Bình đang phối hợp điều tra, xử lý nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan công an, từ tháng 4/2024 đến khi bị phát hiện, các đối tượng: Trần Tiến Chung, Phạm Ngọc Phúc và Trịnh Ngọc Tuấn đã thực hiện hành vi khai thác không đúng nội dung giấy phép và khai thác ngoài khu vực mỏ được cấp phép của Công ty TNHH Tiến Chung để thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng.
Sau khi lừa đảo ở Việt Nam, Nguyễn Hoàng Anh đã bỏ trốn sang Campuchia và tiếp tục tham gia vào khu Tam Thái Tử để lừa đảo. Tại đây, do “không đủ chỉ tiêu” của bọn chủ giao nên Nguyễn Hoàng Anh thường xuyên bị đánh đập, tra tấn dã man. Không chịu nổi, đối tượng này đã tìm cách trốn về Việt Nam và bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.