Việc công ty không trả lương cho người lao động đúng hạn và nợ lương là vi phạm quy định pháp luật.
Tin nên đọc
Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin nhu cầu nhân lực: Tăng kết nối cung - cầu lao động
TP HCM: Công ty Govisa bị tố có dấu hiệu lừa đảo đưa người đi lao động nước ngoài
Bản tin Bất động sản Plus: Chú ý an toàn lao động xây dựng sau dịp Tết
Lao động mưu sinh trong Tết
Bạn đọc Nguyễn Bích Thủy hỏi: Vào hồi tháng 10/2016, tôi có làm phiên dịch viên cho một công ty với mức lương thỏa thuận 3 tháng đầu là 7-8 triệu. Vì là chỗ người quen nên tôi đi làm mà không ký hợp đồng lao động, tôi làm việc được 3 tháng, tôi cũng có giữ lại những tin nhắn trao đổi xin nhận lương nhưng không được.
Đến thời điểm hiện tại, công ty chỉ giả cho tôi được 3 triệu vào tháng 2/2017, tôi phải giải quyết vấn đề này như thế nào?
|
Hình minh họa. (Ảnh: Luật Minh Gia) |
Luật sư Đặng Văn Cường trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi làm việc được 03 tháng tại công ty, bạn đã xin nghỉ việc và đến hiện nay phía công ty vẫn chưa trả đủ lương cho bạn. Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012 quy định: Điều 96. Nguyên tắc trả lương: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Vì vậy việc công ty không trả lương cho bạn đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm quy định pháp luật. Việc này bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
Vì vậy trong trường hợp này bạn có thể kiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động hoặc báo lên phòng lao động thương binh và xã hội để được giải quyết. Ngoài ra, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.