Trong gia đình người Việt, có những câu cửa miệng quen tai rằng: Là chị, con phải nhường em; Là chị, con phải lo cho em… Những câu nói này xuất phát từ quan điểm dạy dỗ của các bậc cha mẹ Việt: o bế con trai, thiên lệch con trai hơn rất nhiều so với con gái.
Nuôi dạy, yêu thương các con công bằng là điều cha mẹ cần làm. (Ảnh minh họa)
Con trai được nuông chiều không phải động tay vào việc nhà từ nhỏ, con gái được dạy dỗ là phụ nữ phải hi sinh, nhường nhịn cho em, sau này cho chồng con. Thế nên đã có không ít câu chuyện đau lòng xảy ra từ mối quan hệ “anh em như thể tay chân” từ cách dạy dỗ lệch lạc này.
Tôi là ai, ruột thịt hay người ngoài?
Cách đây không lâu, câu chuyện của một bạn đọc giấu tên trong chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật” của một tờ báo đã lấy nước mắt của rất nhiều độc giả. Bạn đọc giấu tên đó kể rằng cha mẹ cô có 5 người con và cô là đứa con gái thứ hai và cũng là độc nhất trong 5 anh em. Con gái độc nhất trong gia đình, nhưng thay vì thương yêu cô lại bị chính những người thân của mình đối xử bất công.
Từ tấm bé, cô đã phải dậy sớm hầu hạ cơm nước cho anh em trai đi học, tết đến chưa bao giờ được cha mẹ mua cho tấm áo manh quần mới, cho dù rằng họ có sắm túi lớn, túi bé áo quần cho các con trai. Khát khao đi học của cô bị bà mẹ sớm vùi dập vì theo bà con gái không cần học nhiều, chỉ lo cho con trai học là đủ.
Học hết cấp 2 cô phải nghỉ học ở nhà đi làm kiếm tiền phụ mẹ lo cho anh em trai học. Noi theo cách ứng xử của cha mẹ, các anh em trai của cô cũng không hề tôn trọng cô, đối với họ cô chỉ là người giúp việc trong nhà.
Lớn lên anh em trai bay nhảy, cô ở nhà chăm sóc cha mẹ ốm đau và khi người cha mất đi thì di chúc cũng chỉ để lại tài sản cho con trai, còn cô thẳng thừng bị coi là nữ nhi ngoại tộc. “Bố ốm nặng cũng tay tôi chăm sóc. Rồi bố qua đời cũng trên tay tôi. Ngày đưa tang bố xong, mẹ tôi họp gia đình các con lại và công bố bản di chúc. Mẹ cũng không gọi tôi về họp gia đình.
Mẹ nói tôi là con gái đã đi lấy chồng, coi như người ngoại tộc. Bố mẹ tôi không để lại một dòng chữ nào trong di chúc mà có nhắc đến tôi hay dành cho tôi lấy một mét đất nào. Tôi đứng ngoài nghe lỏm mà uất hận nước mắt chảy dài. Khi mẹ công bố di chúc xong, quá uất hận tôi đã chạy vào nhà, tôi vừa khóc, vừa nói được mấy lời: Mẹ! Trước bàn thờ tang của bố, con hỏi mẹ con là gì của bố mẹ? Con có phải là con ruột của bố mẹ không?
Con có phải là em, là chị ruột của 4 đứa con trai của mẹ không? Tại sao lại đối xử với con bất công đến như thế. Con đã phải bỏ học cùng mẹ làm lụng nuôi các em nên người. Các em đi thoát ly xa, con ở nhà chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ. Sao bố mẹ lại nỡ đối xử với con như vậy được chứ? Nói được chừng ấy, tôi nghẹn lời, nước mắt trào ra. Tôi ào chạy ra khỏi căn nhà chưa từng có chỗ cho tôi…”.
Tiếc rằng câu chuyện thiên lệch này không hề là chuyện cá nhân của bạn đọc nói trên mà ngược lại nó lại xảy ra trong cuộc sống khá nhiều. Ở tỉnh B đã từng xảy ra câu chuyện chị đầu độc em rồi cắt cổ tay tự tử. Căn nguyên câu chuyện bắt đầu từ sự hiếm muộn của một gia đình. Sau nhiều năm chữa chạy cầu cúng thì họ sinh được cô con gái và sau đó 3 năm sinh được cậu con trai.
Kể từ lúc đó con gái là người thừa trong gia đình. Bị cha mẹ yêu cầu nhường nhịn em tuyệt đối và bị đứa em bắt nạt là chuyện thường ngày của cô con gái. Đỉnh điểm câu chuyện khi sinh nhật lần thứ mười bảy, em trai đòi cha mẹ mua xe môtô phân khối lớn và được đồng ý ngay, trong khi chị gái cần vốn mở cửa hàng bán đồ lưu niệm thì không được chấp nhận.
Sau nhiều lần cãi vã với bố mẹ và em trai, cô con gái đã bỏ thuốc ngủ vào nước ngọt cho em trai uống. Nhưng khi thấy em trai mình lịm đi, cô sợ quá hô hoán mọi người đưa em đi cấp cứu rồi quẫn trí lấy dao cắt động mạch ở tay mình.
Sự yêu thương thiên lệch
Lắm câu chuyện bi kịch là vậy nhưng chắc chắn một điều rằng khi được hỏi thì có tới 99% ông bố, bà mẹ khẳng định trong nhà họ không có chuyện con yêu con ghét, rằng tất cả những đứa con đều được đối xử như nhau.
Nhưng trên thực tế cái sự “như nhau” thật khó mà thực hiện được giữa những đứa con trong một gia đình. Thông thường các ông bố thiên về lý trí, thường yêu những người con ưu tú, giỏi giang, mang lại niềm tự hào, hãnh diện cho bản thân và cả gia đình. Còn những bà mẹ, nặng về tình cảm lại hay thương những đứa con yếu kém, thiệt thòi.
Mặt khác, ở nhiều gia đình, con trai thường được yêu chiều hơn bởi những ý nghĩ phong kiến: con gái là phải chăm chỉ, nết na và biết nội trợ; con trai chỉ cần khỏe mạnh để sau này nuôi cha mẹ và gánh vác những việc lớn trong gia đình.
Từ cách yêu thương thiên lệch này mà đã xuất hiện những người anh/em trai có cách hành xử gia trưởng ngay chính với chị/em gái của mình và tiến tới là thành người đàn ông gia trưởng trong quan hệ xã hội và trong gia đình riêng của anh ta sau này. Trong nhà, chị/em gái phải hy sinh, nghỉ học đi làm để nuôi anh/em trai ăn học.
Nhưng khi thành danh thì chẳng ai nhớ đến sự hy sinh thầm lặng đó, cha mẹ chỉ quan tâm yêu chiều và ca tụng đứa con đã làm rạng danh gia đình, còn kẻ thành danh thì quay lại khinh thường người kém may mắn hơn mình.
Bàn về vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng, thói gia trưởng “di truyền” từ thế hệ đi trước, bởi các bậc cha mẹ vẫn thường o bế, dạy dỗ con trai thiên lệch so với con gái. Ngay từ tấm bé, con trai đã không được dạy biết sẻ chia công việc với mẹ, với chị, biết nhường nhịn từ miếng ăn đến lời nói, biết lo lắng cho người thân thì làm sao có thể hình thành thói quen tốt và tinh thần trách nhiệm để gánh vác những việc lớn trong gia đình.
Theo chuyên gia tư vấn Trần Thị Hồng Hà - Trung tâm tư vấn tâm lý - Tình yêu - Hôn nhân thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, lâu nay truyền thống và truyền thông đều chỉ đi theo hướng một chiều, tức khuyên người phụ nữ phải làm thế này, thế kia mà quên rằng đàn ông mới là đối tượng cần tác động để thay đổi thói gia trưởng vốn là nguồn cơn của nhiều bất hạnh và bạo lực gia đình. Thế nên muốn sửa thói gia trưởng của đàn ông Việt chỉ có cách là nuôi dạy, yêu thương các con công bằng.
Trong nội dung của mình, Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VH-TT&DL ban hành cũng đã nhấn mạnh những cản trở, phân biệt với phụ nữ và trẻ em gái ngay trong gia đình, từ phía chính cha mẹ sẽ khiến xu hướng bất bình đẳng giới trong xã hội gia tăng. Do vậy, cha mẹ ngay từ trong suy nghĩ cần tránh việc phân biệt đối xử với con cái, đặc biệt là phân biệt đối xử giữa con trai và con gái để tránh những mâu thuẫn trong gia đình.
Về mối quan hệ anh, chị, em theo Bộ Tiêu chí được xác định bằng nhiều tiêu chí nhưng điểm nhấn là hòa thuận, chia sẻ, nhường nhịn. Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải; anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị; cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo, đưa công dân sang làm việc tại nước ngoài, rồi sau đó bán cho các ổ nhóm tội phạm lừa đảo quốc tế tại các đặc khu Tam Giác Vàng.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan triệt phá thành công chuyên án "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" kết hợp với tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ với số lượng
Mặc dù cơ sở của Thu không được cấp phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học nhưng Thu đã tư vấn, ký hợp đồng và lập các chứng từ giả liên quan việc xin visa du học - du học nghề tại Australia để lừa đảo.
Ngày 9/4 vừa qua, TAND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mở phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Thiên Thư, sinh năm 1979, cư trú tổ 6, ấp Tấn Hưng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang về tội “Tàng trữ trái ph
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.