Cùng với kế hoạch triển khai các máy bay chiến đấu F-16, Indonesia công bố sẽ lắp đặt hệ thống phòng không tại Biển Đông.
Tin nên đọc
Biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông tại Hàn Quốc
Mỹ tuyên bố không thừa nhận vùng kiểm soát trên Biển Đông của Trung Quốc
Ấn Độ bắt đầu xây trạm vệ tinh theo dõi Biển Đông ở Việt Nam từ tháng 4
Trung Quốc lại đưa giàn khoan mới ra Biển Đông
|
Ảnh minh họa. (Sputnik) |
Theo IHS Jane, quân đội Indonesia tuyên bố sẽ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở quần đảo Natuna của nước này ở Biển Đông, để từng bước khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Không quân Indonesia sẽ triển khai 4 đơn vị đặc nhiệm được gọi là Korps Pasukan Khas (PASKHAS) trên đảo Pulau Besar Natuna ở Biển Đông.
Các đơn vị này sẽ được trang bị hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield. Oerlikon Skyshield là một tổ hợp pháo phòng không đa nhiệm với pháo quay 1 nòng 35 mm và có tốc độ bắn 1.000 lần/phút.
IHS Jane cũng tiết lộ kế hoạch tăng cường lực lượng ở căn cứ không quân Ranai của quân đội Indonesia. Không quân Indonesia dự định bổ sung thêm các nhà chứa 8 chiến đấu cơ bao gồm Su-27, Su-30 hoặc F-16 và đội máy bay không người lái quy mô nhỏ.
Dự kiến chi phí nâng cấp khoảng 91 triệu USD và sẽ hoàn tất vào năm 2019 nếu được chấp thuận.
Động thái tăng cường an ninh tại Natuna của Indonesia diễn ra trong bối cảnh Mỹ khuyến khích các nước đồng minh tại Thái Bình Dương đóng vai trò tích cực hơn trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Cuộc tập trận thường niên mang tên Balikatan giữa Mỹ và Philippines như một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc.
Vài ngày trước, chính quyền Indonesia tuyên bố triển khai 5 máy bay chiến đấu F-16 tới quần đảo Natuna nhằm chống "trộm" trên vùng biển nước này.
Trong thời gian tới, Indonesia sẽ nâng cấp đường băng và xây dựng cảng mới trên quần đảo Natuna. Indonesia cũng triển khai luân phiên các lực lượng quân sự tại Natuna.
Hoạt động tăng cường an ninh của Indonesia tại Natuna diễn ra ngay sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn chặn tàu công vụ Indonesia bắt giữ các tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển này. Jakarta cho rằng, hành vi của Trung Quốc là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Indonesia.