Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Hiểu luật nhân quả để đời người không uổng phí: Vì sao tìm được long mạch vẫn gặp tai ương?

Nhà nước và Pháp luật
14/04/2019 07:30
Bùi Duy
aa
Câu chuyện về phong thủy và nhân quả này được chép trong cuốn Công dư tiệp ký của Tiến sĩ Vũ Phương Đề thời vua Lê Ý Tông. Tuy chuyện chủ yếu là người thật việc thật được ly kỳ hóa nhưng cũng là bài học để dăn dạy người đời tu nhân tích đức để hưởng phước lâu dài.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Được huyệt nhờ cứu người

Tổ tiên họ Trần người làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc (nay thuộc tỉnh Nam Định) nối đời làm nghề chài lưới, dọc ngang suốt một dải sông dài ở Nam Đạo, đến đâu thì coi đó là nhà chứ không định cư hẳn một nơi nào.

Bấy giờ có thầy địa người Trung Quốc sang ta tìm mạch đất và ông đã lặn lội suốt từ đầu dãy Tam Đảo, lần theo long mạch đi qua cả vùng Thăng Long, Cổ Bi rồi đến các xã Kệ Châu, Cao Xá, thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay. Thấy có nhiều gò đống liền nói đó là chỗ quân lính đóng lại nấu cơm, đi tiếp đến xã Phương Trà, huyện Nam Xương, nay thuộc tỉnh Hà Nam thì không thấy vết tích long mạch nữa.

Sau đó, thầy tìm đò qua sông đi đến làng Hà Liễu của huyện Ngự Thiên, nay thuộc tỉnh Thái Bình, lại thấy một gò núi hiện ra, thầy địa mừng rỡ khi phát hiện ra long mạch.

Khi tới xã Đại Đường là nơi tụ huyệt, thầy lấy la bàn ra coi say mê, quanh quẩn mãi ở đó. Lúc ấy, có người tên là Nguyễn Cố ở xã Tây Vệ đi qua. Nguyễn Cố lại gần hỏi thầy để ý mãi chỗ này, ắt phải có ngôi huyệt quý. Thầy địa lý tự phụ, ngửa mặt cả cười lớn bảo ở đây có ngôi huyệt Đế vương, các thầy địa trước đây quả không có mắt.

Nghe vậy, Nguyễn Cố xin thầy làm ơn để lại cho mình và sẽ biện lễ hậu tạ, bao nhiêu cũng được. Thầy địa lý đồng ý, nhưng ngay sau khi táng xong phải đưa cho thầy 100 quan tiền, sau này khi Nguyễn Cố có được nước rồi, phải chia đôi thiên hạ.

Nguyễn Cố chấp thuận ngay. Ông thầy giúp Nguyễn Cố táng mộ tổ vào huyệt nhưng lại sợ Nguyễn Cố lật lọng, nên có dặn thêm rằng đây là huyệt đại phát nên trong 100 ngày đầu, phải luôn luôn coi chừng. Nếu trời mưa gió sấm sét, mộ có gì lạ, phải hiểu ngay là điềm lành ít, điềm dữ lại nhiều, phải mau dời đi chỗ khác.

Quả đúng được ba ngày, vào lúc nửa đêm, sấm sét nổi lên ầm ầm, nhân dân vùng ấy ai cũng lo sợ. Sáng hôm sau, người ta thấy đá từ dưới đất trồi lên, trông chẳng khác đá tai mèo, rải đầy ba xã Đặng Xá, Tây Vệ và Thái Đường, tất cả vườn tược, ao hồ, ở đâu cũng có. Dấu tích còn mãi đến nay. Nguyễn Cố thấy vậy biết rằng mộ đã kết nên mừng rỡ vô cùng. Nhưng Nguyễn Cố lại nghe lời vợ, tiếc của nên tính chuyện phản bội thầy.

Đúng hẹn, thầy địa yên chí tìm đến, nào ngờ vừa vào nhà đã bị Nguyễn Cố nhét giẻ vào miệng, trói chặt lại rồi đợi đến đêm vác ra quăng xuống sông cái. Xong việc, Nguyễn Cố đi về, tưởng không ai hay biết.

Nhưng, chỗ anh ta quăng thầy địa là bờ cát, nước lên thì ngập, nước xuống lại trồi lên, Nguyễn Cố ném thầy địa đang lúc nước rút, đêm khuya nhìn không rõ, cứ tưởng thầy địa chết chìm chứ thực ra thầy địa vẫn còn nằm trên bãi. Bấy giờ, có thuyền chài của họ Trần đi qua, thoáng thấy liền vội cứu. Thầy liền kể hết đầu đuôi sự việc và ngỏ lời rằng mình được cứu thoát, ấy là ơn tái sinh nên xin đem ngôi đất quý đó để báo đáp.

Người nhà họ Trần băn khoăn, vì huyệt ấy thầy đã cho người ta rồi, làm sao lấy lại? Ông thầy bảo mình đã tính kỹ, biết ngôi đất quý ấy, trời chỉ dành cho nhà họ Trần, nên đã có cách.

Đêm ấy trời nổi mưa gió, sấm sét đùng đùng, mãi đến gần sáng mới tạnh. Bấy giờ, thầy địa và người họ Trần mới tìm đến ngôi mộ tổ của Nguyễn Cố thực hiện kế sách. Sáng hôm sau, Nguyễn Cố ra thăm mộ, thấy lưỡi tầm sét lởm chởm, lại thấy cả nước đỏ như máu từ dưới mộ trào lên, nghĩ là đã bị trời đánh, liền cho bốc mộ tổ chôn về chỗ khác. Thầy địa lập tức đem mộ tổ của họ Trần bí mật táng vào.

Ngôi đất quý này, phía trước trông ra ngã ba sông cái thuộc địa phận xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tục gọi là cửa Tuần Vàng hay Tuần Vường, phía sau lại gối lên mình con voi phục, có lâu đài và cờ kiếm la liệt hai bên, huyệt nằm ở chỗ thổ phúc tàng kim, tọa phương Càn tức Tây Bắc, khán phương Tốn tức Đông Nam. Xong việc, thầy địa có lời đoán rằng: Son, phấn, khói, hoa, hiện ra phía trước, hẳn là vì sắc đẹp mà lấy được thiên hạ.

Người họ Trần nghe vậy, liền nói nếu quả đúng như lời, sau này xin chia đôi lợi lộc. Thầy địa lý đáp, nếu sau này họ nhà ông lấy được thiên hạ, xin cấp cho con cháu mình đời đời đủ cơm ăn áo mặc là được. Sau đó, hai bên lập khoán ước để làm tin.

Nhưng, thầy địa lý vốn là kẻ đa mưu và kín miệng. Ngay sau đó, thầy soạn hai bản sấm thư và dặn con cháu đem cất thật kỹ và dặn, sau này nhà Trần xử sự có hậu nên nói cho họ biết, còn như nếu họ bội ước, thì nên làm như thế này, thế này...

Mất huyệt vì đời sau suy trị

Trước khi ra về, thầy địa còn dặn họ Trần: Tôi còn có một phép có thể giúp giữ nước lâu dài, nhưng xin để sau cũng chưa muộn. Họ Trần lấy làm hân hạnh, sắm sửa lễ vật thật hậu hĩ để đưa tiễn thầy địa về Trung Quốc.

Thế rồi đến đời thứ ba của họ Trần là Trần Thừa, vào năm Kiến Gia thứ 8 thì sinh được người con trai là Trần Cảnh, mũi rồng mắt phượng, sau được Lý Chiêu hoàng nhường ngôi, ấy là Trần Thái Tông. Từ ấy, con cháu thầy địa từ Trung Quốc sang, lần nào cũng được tiếp đãi rất nồng hậu.

Sau, họ Trần đối đãi bạc bẽo dần, con cháu thầy địa liền nói: Ông tổ của thần thuở trước có để lại một bản sấm thư, hẹn đến năm nay thì đưa sang trình. Vua Trần xem qua thấy nói: Ngôi mộ ở xã Thái Đường là nơi phát tích, nhưng từ năm nay trở đi sẽ không còn thịnh vượng nữa, cần phải khai thông đường thuỷ mới giữ được lâu dài.

Bởi quá tin thầy địa, vua liền dựa vào hoạ đồ đã vẽ sẵn trong sấm thư, đào ngay một con sông từ cửa sông cái ở xã Phú Xuân chạy đến xã Thái Đường. Sông này nay vẫn còn dấu tích. Ngờ đâu, cũng bởi việc đào sông mà làm đứt long mạch, khiến cho nhà Trần bị suy yếu, rốt cuộc, bị Xích Chuỷ hầu tức là Hồ Quý Ly cướp ngôi.

Trong câu chuyện trên, dẫu là thật hay giả thì việc Nguyễn Cố cam tâm làm chuyện phản thầy và giết người thì chẳng đấng nhân từ nào dung tha được. Cũng may hắn sống trong thời loạn phép nước bị rẻ rúng, nếu không hẳn đã chẳng yên...

Còn việc nhà Trần suy trị đó là do đời sau không biết noi gương tiền nhân vun trồng công đức. Vua Trần Dụ Tông tuy được đánh giá thông minh, hiểu rộng, sách vở đều thông nhưng đến khi Thượng hoàng Minh Tông băng hà, ông bỏ bê chính sự ham mê tửu sắc, ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.

Vua thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm. Trần Dụ Tông chỉ có các biện pháp khắc phục tạm thời như sai các nhà hào phú bỏ thóc lúa chu cấp cho người nghèo để chống đói và thưởng chức tước cho họ để trả công. Ông không chú trọng việc đắp đê và làm thủy lợi để phát triển nông nghiệp lâu dài.

bài liên quan
Bất cập sau 6 năm chuyển đổi từ thủy lợi phí sang cơ chế giá

Bất cập sau 6 năm chuyển đổi từ thủy lợi phí sang cơ chế giá

Sau gần 6 năm thực hiện chuyển đổi từ cơ chế thủy lợi phí sang cơ chế giá theo Nghị định 96/2018/NĐ-CP, nhiều bất cập phát sinh đòi hỏi việc sửa đổi Nghị định này càng trở nên cấp thiết, nhất là khi Luật Giá 2023 bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2024…
Những tuổi phạm đại kỵ nên tránh xây nhà năm Tân Sửu 2021

Những tuổi phạm đại kỵ nên tránh xây nhà năm Tân Sửu 2021

Nếu tuổi chủ nhà phạm vào 1 trong 3 đại kỵ là Kim Lâu – Hoang Ốc – Tam Tai thì không nên xây nhà trong năm nay, hoặc vẫn muốn xây thì nên mượn người tuổi tốt nhằm tránh rủi ro.
Những tuổi phạm đại kỵ nên tránh xây nhà năm Tân Sửu 2021

Những tuổi phạm đại kỵ nên tránh xây nhà năm Tân Sửu 2021

Nếu tuổi chủ nhà phạm vào 1 trong 3 đại kỵ là Kim Lâu – Hoang Ốc – Tam Tai thì không nên xây nhà trong năm nay, hoặc vẫn muốn xây thì nên mượn người tuổi tốt nhằm tránh rủi ro.
Trang trí nhà chuẩn phong thủy cho người tuổi Sửu

Trang trí nhà chuẩn phong thủy cho người tuổi Sửu

Gia chủ tuổi Sửu có thể trang trí nhà bằng vật phẩm phong thủy hình con trâu, tranh phong cảnh mùa xuân...
Những lưu ý khi bài trí không gian thờ cúng

Những lưu ý khi bài trí không gian thờ cúng

Nơi đặt bàn thờ, hay không gian tâm linh - tưởng nhớ có giá trị lớn lao trong đời sống tinh thần của con người.
Những vị trí đặt cây cảnh ngày Tết để thần Tài liên tục gõ cửa

Những vị trí đặt cây cảnh ngày Tết để thần Tài liên tục gõ cửa

Cây cảnh là một thứ không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam. Ngoài công dụng để trang trí ra thì chúng còn gây ảnh hưởng đến phong thủy trong nhà, vì vậy gia chủ cần chú ý khi mua hay đặt cây cảnh trong dịp Tết.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.