Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), dự báo vào cuối năm nay Việt Nam có thể thiếu 500.000 tấn thịt lợn. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng chưa đáng lo ngại về nguồn cung cuối năm.
Hiện nay Trung Quốc đang khủng hoảng thiếu thịt lợn trầm trọng. Dịch tả lợn châu Phi đã làm Trung Quốc thiệt hại khoảng 1/3 tổng đàn lợn, khiến thị trường Trung Quốc chao đảo, giá thịt tăng gấp đôi so với 2018. Trung Quốc cũng vừa chính thức mở kho thịt đông lạnh dự trữ quốc gia để đối phó với tình trạng này.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, tại Trung Quốc, giá lợn hơi có nơi lên đến gần 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vừa rồi Trung Quốc siết chặt nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Việc buôn bán tiểu ngạch hạn chế, thương lái dù gom được lợn cũng khó bán sang Trung Quốc, do đó ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam là không lớn."
Số liệu từ Cục Thú y cho thấy, dịch tả lợn châu Phi năm nay lây lan khiến Việt Nam phải tiêu hủy gần 5 triệu con lợn, với tổng trọng lượng 282.426 tấn (chiếm 7% tổng đàn lợn của cả nước). Tuy nhiên, với số lợn còn lại khoảng 93%, cùng với đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn an toàn sinh học thì chưa đáng lo ngại về nguồn cung trong dịp cuối năm.
Hiện tại, giá thịt lợn tại thị trường trong nước vẫn giữ ở mức ổn định, giá lợn hơi cũng không có nhiều biến động. Tại khu vực miền Nam đang duy trì mức giá 36.000 – 39.000 đồng/kg; khu vực các tỉnh miền Tây Nam Bộ có mức giá 38.000 – 40.000 đồng/kg. Tại thị trường phía Bắc, giá lợn hơi có phần giảm so với tuần trước, hiện đang dao động quanh mức 46.000 – 48.000 đồng/kg.
Về thị trường nhập khẩu, theo Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Phạm Văn Duy, trong 7 tháng đầu năm 2019 cả nước nhập khẩu hơn 11.600 tấn thịt lợn, với kim ngạch trên 22 triệu USD, cao gấp 3,7 lần về lượng và 4,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, nếu cân đối với sản lượng tiêu dùng trong nước thì con số này không đáng kể và không tác động nhiều đến thị trường trong nước.
Để tránh rơi vào cuộc khủng hoảng thịt lợn như thị trường Trung Quốc, ngành chăn nuôi Việt Nam đã và đang ráo riết triển khai các giải pháp nhằm ổn định chăn nuôi, cân đối cung cầu thị trường. Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Dương cho biết: Để ổn định ngành chăn nuôi, cân đối cung cầu, ngay từ khi có dịch, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tái cơ cấu ngành chăn nuôi.
Kết quả, sau 8 tháng, đàn gia súc đã có tốc độ tăng trưởng khoảng 3% về sản lượng; chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tăng từ 11 – 13%. Với 409 triệu con gia cầm, 11,6 tỷ quả trứng sẽ phần nào bù đắp được tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn. Ngoài ra, 8 tháng vừa qua sản lượng thủy sản đã tăng trưởng 5,7% và dự kiến trong cả năm 2019 này, sản lượng thủy sản sẽ tăng 8%, đảm bảo cả chỉ tiêu xuất khẩu và tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo ông Dương, thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thịt và bữa ăn của người Việt, nếu không có giải pháp kịp thời, nguy cơ thiếu thịt là rất lớn, nhất là trong dịp cuối năm 2019 và năm 2020. Do đó, để tránh đi vào “vết xe đổ” của nước bạn, các địa phương nếu đảm bảo an toàn dịch nên khuyến khích người dân tái đàn lợn, tuy nhiên tái đàn lợn phải có kiểm soát. Trước hết, ưu tiên tái đàn ở trên 80% đàn lợn an toàn. Đối với vùng có dịch, nếu sau 30 ngày không phát sinh, đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học thì nên cho người dân tái đàn có kiểm soát, với tỷ lệ khoảng 10% trước để thăm dò tình hình.
Song song với đó, đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học. Trên thực tế, trong bối cảnh DTLCP diễn biến rất phức tạp trong phạm vi cả nước, đối với những cơ sở chăn nuôi làm tốt công tác an toàn sinh học cơ bản vẫn giữ được an toàn dịch bệnh đối với bệnh DTLCP.
Điều này khẳng định, nếu làm tốt an toàn sinh học thì vẫn có thể bảo vệ và phát triển đàn lợn, đảm bảo sản lượng thịt lợn cung cấp cho thị trường cuối năm và đặc biệt cho Tết Nguyên đán 2020. Đây cũng là hướng chăn nuôi mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Theo Tổng biên tập Báo pháp luật Việt Nam: "Những cá nhân được đề cử và vinh danh sẽ mãi luôn là những tấm gương sáng trong đời sống xã hội nói chung, trong tổ chức và thi hành pháp luật nói riêng để mọi người tiếp tục học tập, noi theo, chung sức đồng lòng xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật, vì Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Ngày 2/11, tại Hải Phòng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng; xây dựng, vận hành Sổ tay đảng viên điện tử trong Đảng bộ Bộ Tư pháp năm 2023.
Đó là đề nghị của đại biểu Hà Ánh Phượng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) tại kỳ họp thứ 6 thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố 2 cán bộ công an ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương liên quan đến vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết để điều tra hành vi buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 7/10, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) tạm giữ hình sự Lê Thành Thương (34 tuổi, quê xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Với chương trình Phiên tòa Hình sự, sinh viên học luật có cơ hội hiểu rõ hơn về vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của từng vị trí cũng như vai trò của tòa hình sự trong thực tế như Hội đồng xét xử, Thư ký, Viện kiểm sát, Luật sư bào chữa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.