Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Hạn chế cơ hội cho tiền mặt “tung hoành”

Thương trường
11/12/2016 09:54
Anh Quân
aa
Tiền mặt sẽ dần mất vị trí trong các phương thức thanh toán trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) và công nghệ di động. Xu hướng này sẽ góp phần rất lớn vào việc kiểm soát các giao dịch, nguồn tiền trong xã hội và “góp một tay” cho cuộc chiến chống tham nhũng.


Thương mại điện tử sẽ chiếm ưu thế trên thị trường bán lẻ thời công nghệ số.
Thương mại điện tử sẽ chiếm ưu thế trên thị trường bán lẻ thời công nghệ số.

Xu hướng mua sắm trực tuyến ngày một gia tăng

Theo nhận định của Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp TMĐT tại “Diễn đàn bán lẻ Việt Nam 2016”, TMĐT và công nghệ di động đã mang lại những cơ hội to lớn và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành phân phối bán lẻ khắp toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Cái nhìn toàn cảnh về ngành dịch vụ bán lẻ dưới tác động của TMĐT và công nghệ di động cho thấy nhiều điểm sáng của hoạt động này, điển hình là hoạt động tiếp thị trực tuyến. Ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TMĐT dự kiến, đến năm 2020 hoạt động tiếp thị trực tuyến sẽ đạt được 1,8 tỷ USD.

8 loại ngành hàng có sức nóng trong thị trường TMĐT gồm: thời trang thể thao (Activewear), sản phẩm chăm sóc em bé, sản phẩm giáo dục, nội thất trang trí nhà cửa, các sản phẩm thủ công, sản phẩm chăm sóc thú cưng, thực phẩm và du lịch.

Trong những năm qua, TMÐT tại Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng. Phương thức mua bán trực tuyến qua các trang thông tin điện tử được phổ cập trong xã hội. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đã dựa vào TMÐT để phát triển kênh bán hàng như các hãng hàng không, công ty du lịch, khách sạn...

Những “sàn giao dịch” trên môi trường mạng internet đã được thành lập và dần có thương hiệu như Zalora, Baza, vatgia, Lazada, hotdeal, muachung. Tiki, Sendo…, chưa kể các trang web bán hàng của cá nhân, các hoạt động bán hàng qua các trang mạng xã hội (facebook, zalo, youtube, google+…) đã tạo ra một thị trường mua bán hàng hóa trên internet khá sôi động.

Tuy mới phát triển, doanh thu của TMĐT ở Việt Nam đã đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, tăng gấp 5 lần so với năm 2012, trung bình tốc độ tăng trưởng của TMĐT là hơn 20%/năm dù quy mô giao dịch chưa cao.

Với tốc độ này, dự kiến năm 2020 TMĐT sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước như mục tiêu Bộ Công Thương đặt ra cho chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tin tưởng “mục tiêu này là khó nhưng sẽ đạt được”, nhất là khi xu hướng mua sắm trực tuyến qua điện thoại di động và internet đang ngày một gia tăng.

Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone, trong vòng 5 năm (2010-2015), lượng người dùng Internet của Việt Nam đã tăng hơn gấp rưỡi, từ 28 triệu lên 43 triệu (153%). Ước đạt trên 40% tổng dân số.

Số lượng người sử dụng smartphone cũng được dự báo sẽ tăng từ 20,7 đến 39,2 triệu người vào năm 2020, và còn có thể cao hơn. Số liệu khảo sát của Google APAC cũng cho thấy, ở Việt Nam, 55% người dùng điện thoại thông minh (smartphone).

Đến năm 2020 cứ 10 người sẽ có 8 người dùng điện thoại di động. 46% người sở hữu máy tính cá nhân. 70% người mua sẽ lên mạng tìm kiếm thông tin, địa chỉ mua hàng… trước khi quyết định mua sắm; 82% dùng điện thoại di động để quyết định mua hàng ngay khi vào cửa hàng.

Gần 50% người sử dụng smartphone ở khu vực thành thị có thực hiện các hoạt động liên quan đến mua sắm trực tuyến (online) trên điện thoại di động. Có đến 92% người sử dụng internet tại Hà Nội và TP HCM mua sắm trực tuyến.

Chỉ rõ những thách thức chính của ngành bán lẻ, ông Phạm Thành Công – Công ty Nielsen cho rằng đó cũng là những cơ hội tiềm năng cho TMĐT cần được khai thác.

Đó là 1,3 triệu cửa hàng truyền thống, chiếm 85% doanh thu của ngành bán lẻ và hơn 65 triệu người sống ở khu vực nông thôn, đóng góp 54% tổng doanh số ngành bán lẻ. Đáp ứng được thị trường nông thôn, ngành bán lẻ nói chung và TMĐT nói riêng sẽ có được một bước đà quan trọng để tiệm cận những mục tiêu phát triển đã đặt ra.

Các giao dịch qua thương mại điện tử  sẽ góp phần minh bạch hóa thị trường.
Các giao dịch qua thương mại điện tử sẽ góp phần minh bạch hóa thị trường.

Mua online, thanh toán bằng… tiền mặt

Hoạt động kinh doanh trực tuyến trên internet và mạng điện thoại di động đã làm thay đổi nhiều nguyên tắc trong giao dịch để phù hợp với đặc thù của hoạt động mua bán trên internet: người mua và người bán không gặp mặt trực tiếp mà giao dịch trên không gian ảo...

Đây vừa là lợi thế trong kinh doanh, vừa tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho cả người mua và người bán nếu không được kiểm soát, quản lý chặt chẽ.

Thực tế đã cho thấy rất nhiều trường hợp quảng cáo sai sự thật, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế... xảy ra qua các giao dịch trên không gian ảo này.

Cùng với đó, hiện dịch vụ bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam vẫn duy trì với hình thức “mua trực tuyến, nhận hàng và thanh toán bằng tiền mặt”. Một phần là do hoạt động thanh toán trực tuyến chưa “song hành” khiến hoạt động TMĐT của Việt Nam “chưa hoàn thiện” như vậy.

Ông Nguyễn Thanh Hưng phản ánh, còn 90% giao dịch thanh toán bằng tiền mặt (người mua chọn hàng hóa trực tuyến và thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng) là khó khăn cho sự phát triển của TMĐT toàn diện vì TMĐT cần phải có thanh toán trực tuyến.

Yếu tố thanh toán trực tuyến sẽ góp phần làm minh bạch các giao dịch và hạn chế sự “có mặt” của tiền mặt trên thị trường.

Một trong những giải pháp chống tham nhũng đã được nhiều chuyên gia đề cập là chuyển đổi nền kinh tế “tiền mặt” sang nền kinh tế “tài khoản” để hạn chế việc sử dụng tiền mặt vốn khó truy xuất dấu vết nguồn tiền đến và đi, tạo điều kiện cho các hoạt động hối lộ, gây nhũng nhiễu, vòi vĩnh…

Tuy nhiên, để làm được thì cần có rất nhiều yếu tố về thể chế, chính sách, hạ tầng kỹ thuật… và quan trọng là phải thay đổi tâm lý và thói quen tiêu dùng kiểu “tiền tươi, thóc thật” trong xã hội.

Và khi TMĐT được hoàn thiện bằng việc thanh toán trực tuyến sẽ thực sự giúp hạn chế rất nhiều những cơ hội để tiền mặt có thể “tung hoành” cho những giao dịch “đen” không chỉ trong hoạt động thương mại mà còn trong các lĩnh vực khác của xã hội.

Thậm chí, ông Pieter Pennings, CEL Consulting còn đánh giá: “Cuộc chiến về giá cả và giao nhận hàng hóa TMĐT là một cuộc chiến khốc liệt với 85-95% giao dịch TMĐT được thanh toán theo hình thức trả tiền mặt khi nhận hàng.

Điều này nâng cao rủi ro đối với các doanh nghiệp TMĐT thiếu năng lực quản lý hoặc không có những đối tác giao nhận có năng lực và kinh nghiệm về logistics TMĐT.

Chính đặc điểm kinh doanh TMĐT ở Việt Nam với tỉ lệ trả tiền mặt cao như vậy cũng phần nào làm nản lòng không ít các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài trong việc đầu tư kinh doanh TMĐT tại Việt Nam”.

Tạo niềm tin thực cho gian hàng “ảo”

Do đó, để TMÐT phát triển thì các yếu tố hạ tầng cần được xây dựng một cách đồng bộ từ pháp lý, viễn thông, internet, phương thức thanh toán, nguồn nhân lực. Cùng với đó là các cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hoạt động TMĐT.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam dự báo, khoa học công nghệ luôn phát triển cho phép các nhà bán lẻ mở rộng tầm hoạt động (không chỉ giới hạn ở thị trường nội địa mà còn vươn ra quốc tế), hoạt động đa kênh (online/offline) chứ không còn việc bán lẻ đơn kênh để tăng cơ hội kết nối với khách hàng.

Như kênh bán lẻ trực tuyến (online) nổi tiếng Amazon.com đã có các cửa hàng bán lẻ trực tiếp và từ 1/1/2017 dự kiến sẽ phổ cập các cửa hàng Amazon Go (người mua hàng tại cửa hàng thanh toán bằng quẹt thẻ, không cần xếp hàng thanh toán như các cửa hàng truyền thống).

Cùng với đó, điện thoại di động sẽ đóng góp to lớn và phổ biến hơn trong hoạt động mua – bán lẻ. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, nhiều nhà bán lẻ sẽ chọn giải pháp dựa vào điện toán đám mây, mua sắm qua mạng xã hội…

Ngoài ra, theo các chuyên gia về TMĐT, đặc thù của TMĐT là yếu tố “ảo” nên để sức hút của TMĐT đối với người tiêu dùng, các doanh nghiệp hay những người bán hàng cần tạo dựng ứng dụng bán hàng có thể sử dụng trên thiết bị di động hay xây dựng các website mua hàng trực tuyến thực sự tiện ích, đơn giản, dễ dùng, cùng với dịch vụ giao nhận linh hoạt, tiết kiệm, giá cả cạnh tranh với nhiều hoạt động khuyến mại phong phú để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, những trải nghiệm mua hàng thú vị, tạo niềm tin thực sự với những sản phẩm trên các gian hàng “ảo”…

Qua nghiên cứu thị trường, chuyên gia của Công ty Nielsen cũng cho rằng, phát triển TMĐT cần lưu ý đến việc cung cấp thông tin để người tiêu dùng có thể phân biệt giữa thông tin thực và ảo, có cảm xúc với TMĐT và dần thay thế thói quen mua sắm truyền thống bằng TMĐT.

Do đó, hình thức mua sắm ảo (cá nhân hóa những kinh nghiệm mua sắm tại cửa hàng thông qua việc sử dụng các hình ảnh 3 chiều và màn hình thực tế ảo, tạo ra những trải nghiệm mua sắm sống động) cũng sẽ là tương lai ngành bán lẻ Việt Nam thời công nghệ.

Đặc biệt, hiện TMĐT đang vướng về thanh toán trực tuyến. Song với xu hướng thanh toán tiền mặt sẽ mất dần ưu thế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhận định, hoạt động thanh toán trực tuyến sẽ phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Điển hình, năm 2015 chỉ có 11 ngân hàng thì năm 2016 đã có 19 ngân hàng tham gia ngày bán hàng trực tuyến.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Sáng 2/10, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn trở lại Lào Cai trao tặng những phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh tại các điểm bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY SKIN với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của người Việt đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.