Nhân viên UPS chuyển những container vaccine COVID-19 đầu tiên tại sân bay Louisville, Kentucky ngày 13/12. Ảnh: Getty Images
Cuối cùng nước Mỹ đã phê duyệt và bắt đầu chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 cho cộng đồng. Những nhóm ưu tiên, gồm nhân viên y tế và cư dân viện dưỡng lão, là những người đầu tiên nhận vaccine. Và nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, hầu khắp nước Mỹ sẽ được chủng ngừa vào cuối mùa Hè năm 2021.
Nhưng trên thực tế, việc cấp phép và triển khai chiến dịch không có nghĩa nước Mỹ được bảo đảm rằng người dân sẽ được chủng ngừa nhanh chóng, kể cả khi đất nước đang đi đúng con đường đánh bại virus SARS-CoV-2.
Thay vào đó, theo các chuyên gia, Mỹ vẫn đối mặt với hai thách thức quan trọng.
Thứ nhất, Mỹ phải sản xuất và phân phối vaccine cho trên 300 triệu người dân. Học giả Crystal Watson, tại Trung tâm An sinh Y tế Johns Hopkins cho biết: “Đây sẽ là một chiến dịch chủng ngừa hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Mỹ”. Thách thức hậu cần không chỉ nằm ở việc sản xuất ra đủ số liều vaccine cần thiết, mà còn ở việc vận chuyển và bảo quản vaccine ở mọi nơi trong điều kiện nhiệt độ siêu lạnh, sau đó là đưa vaccine đến với người dân. Nếu mỗi người cần 2 liều, thì khó khăn này sẽ nhân đôi.
Trong trường hợp Mỹ có thể vượt qua được trở ngại về hậu cần, thì thách thức lớn thứ hai sẽ gây trở ngại: Họ cần thuyết phục người dân tiếp nhận mũi tiêm. Các cuộc thăm dò cho thấy có tới một nửa người Mỹ còn do dự trước cơ hội được tiêm phòng COVID-19. Những người này cần được giải tỏa những mối lo ngại của họ, trong đó có lo lắng về việc quy trình phát triển vaccine nhanh chóng có thể phải “hy sinh” an toàn, dẫn đến các tác dụng phụ không mong đợi. Cả giới chức y tế và các bác sĩ sẽ phải thuyết phục cộng đồng lý do tại sao việc mọi người cần thiết phải tiêm vaccine dù họ không cảm thấy COVID-19 là mối đe dọa với bản thân.
Giới chức Mỹ cần thuyết phục người dân rằng vaccine an toàn, hiệu quả, và kể cả họ không cảm thấy COVID-19 là một mối đe dọa thì vẫn cần thiết phải chủng ngừa. Ảnh: Getty Images
Các chuyên gia cho rằng, cách thức nước Mỹ giải quyết cả hai thách thức này có thể quyết định việc dịch COVID có còn lan tràn vào cuối năm 2021, thậm chí 2022 hay không. Đó cũng là điều quyết định nước Mỹ có thể trở về trạng thái bình thường hay không và bao nhiêu sinh mạng sẽ được cứu sống, hay mất thêm.
Thách thức 1: Sản xuất và phân phối vaccine
Sản xuất vaccine cho hơn 300 triệu người dân trong vài tháng là điều nước Mỹ chưa từng làm trong lịch sử. Công cuộc đó đòi hỏi đủ nguyên liệu thô cho các liều vaccine và đủ nhà máy để sản xuất ra chúng. Số vaccine khổng lồ này sau đó được mua và vận chuyển đến toàn bộ 50 tiểu bang. Các bang sẽ phân phối vaccine tới các cơ sở khác nhau, dựa trên mức độ ưu tiên và cần thiết. Điều đáng nói là toàn bộ vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh thích hợp. Các hệ thống truyền thông và chăm sóc sức khỏe cần được thiết lập để thực hiện việc lập danh sách ưu tiên và đảm bảo tất cả mọi người đều nhận được mũi tiêm thứ hai, đúng 3 tuần sau.
Những chuyến xe đầu tiên chở vaccine COVID rời khỏi nhà máy sản xuất của Pfizer ở Kalamazoo, bang Michigan ngày 12/12. Ảnh: AP
Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi nguồn lực tài chính vô cùng lớn từ chính phủ liên bang. Các chính quyền bang và địa phương đang kẹt tiền sau gần một năm lao đao kinh tế vì dịch, trong khi chưa rõ chính phủ liên bang có đủ lực hay không. Một số quan chức cho biết, các bang cần 8,4 tỉ USD cho nỗ lực này, nhưng cho đến giờ mới chỉ được cấp 340 triệu USD.
Hoạt động vận chuyển và bảo quản vaccine cũng là một thách thức lớn khi vaccine của Pfizer/BioNTech đòi hỏi giữ ở -70 độ C khi vận chuyển. Các nhà thuốc, bệnh viện, cơ sở lưu trữ sẽ phải mua các tủ đông và tủ lạnh mới. Khó khăn càng chồng chất hơn ở các vùng nông thôn, địa phương nhỏ, nơi chi phí cho hậu cần sẽ rất tốn kém.
Một thách thức tiếp theo là việc đưa người dân trở lại nhận liều vaccine thứ hai sau 3 tuần. Theo các dữ liệu trước đây thì có tới 50% người quên mũi tiêm thứ hai khi chủng ngừa viêm gan B. Điều này có thể gây hậu quả lớn khi đại dịch vẫn đang diễn ra. Ngoài ra, phía chính quyền cũng phải đảm bảo liều vaccine thứ hai sẵn sàng phục vụ người dân đúng thời điểm.
Thách thức 2: Thuyết phục người dân tiêm chủng
Vấn đề không chỉ là sản xuất và phân phối vaccine. Bởi khi khi đã có vaccine nhưng không có người tiêm thì chẳng có nghĩa lý gì.
Một câu hỏi là vấn đề chi phí. Nếu vaccine quá đắt, một số người có thể bỏ qua. Chính phủ liên bang đã lên kế hoạch đảm bảo vaccine miễn phí cho tất cả mọi người, nhưng có thể một bộ phận, đặc biệt là những người không có bảo hiểm, có thể sẽ không được ưu đãi.
Ngay cả khi vaccine miễn phí cho mọi người thì vẫn còn những vấn đề khác.
Các cuộc thăm dò cho thấy một số lượng đáng kể người Mỹ - chiếm tới một nửa, theo thăm dò của Viện Gallup – có thể miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm chủng. Con số này dường như đang thay đổi khi các các nghiên cứu sơ bộ cho thấy vaccine rất hiệu quả. Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng 11 cho thấy 60% người Mỹ nói họ sẽ tiêm vaccine, tăng so với 51% hồi tháng 9.Nhưng điều đó cũng có nghĩa còn rất nhiều người đang hoài nghi.
Không xét đến những người phản đối tiêm chủng nói chung, thì vẫn có nhiều lý do dễ hiểu hơn cho những hoài nghi về vaccine COVID hiện tại. Đây là vaccine phòng một loại virus mới, được phát triển và sản xuất trong một thời gian ngắn kỷ lục. Vì vậy nếu chỉ tìm cách làm mọi người thấy xấu hổ khi không tiêm vaccine thì sẽ không hiệu quả. Công chúng cần được thuyết phục rằng vaccine an toàn và hiệu quả.
Điều đó sẽ đòi hỏi sự minh bạch, thừa nhận không chỉ lợi ích của vaccine mà còn cẩ những tác dụng phụ có thể xảy ra. Với vaccine COVID-19, một số người có thể sẽ bị ốm trong vòng vài giờ sau mũi tiêm, không đe dọa tính mạng hoặc nguy hiểm, với các triệu chứng đã ghi nhận như mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ.
Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là giới chức và nhân viên y tế phải thông báo rằng các triệu chứng là bình thường và tạm thời, là dấu hiệu cho thấy vaccine đang thực sự phát huy tác dụng và có giá trị lợi ích trong việc tránh được một căn bệnh nguy hiểm hơn nhiều.
Ngày 29/4/2025, Cục An toàn thực phẩm ban hành công văn giám sát, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Dáng xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm Sibutramine.
Do thời gian điều hành giá xăng dầu đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động 01/5/2025, vì thế công tác điều hành giá xăng dầu sẽ được chuyển sang ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế Quảng Ninh vừa ban hành văn bản về việc thu hồi sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Do thời gian điều hành giá xăng dầu đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động 01/5/2025, vì thế công tác điều hành giá xăng dầu sẽ được chuyển sang ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế vùng, kết nối hiệu quả với trục Bái Đính - Kim Sơn ven sông Đáy, hình thành hành lang kinh tế Đông - Tây phía Bắc tỉnh Ninh Bình.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Sáng sớm 30/4, hàng chục nghìn người dân và du khách đã đổ về các trục đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh để tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.