“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn/ Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương/ Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi/ Phút gần gũi nhau mất rồi/ Tạ từ là hết người ơi…”. “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sĩ Thanh Sơn ra đời cách đây gần 60 năm, nhưng cho đến bây giờ ca khúc này vẫn làm xao xuyến trái tim bao lớp tuổi học trò mỗi độ hè về.
Nhạc sĩ Thanh Sơn (1938 - 2012) viết hơn 500 bài hát, trong đó có hơn 200 ca khúc viết về lứa tuổi học trò. Với ông, đó là thời gian rất đẹp. Nổi tiếng nhất trong đề tài áo trắng của ông phải kể đến “Ba tháng tạ từ”, “Lưu bút ngày xanh”, “Hạ buồn”, “Thương ca mùa hạ” và đình đám nhất là “Nỗi buồn hoa phượng”.
Sinh thời, trong một lần trò chuyện với nhiều người yêu âm nhạc, nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết, một đời ông đam mê âm nhạc và sáng tác nhiều bài hát, được đông đảo công chúng mến mộ, song mai này chỉ mong người đời khi nhớ đến Thanh Sơn thì hãy nhớ về “Nỗi buồn hoa phượng”.
Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Sóc Trăng trong một gia đình có 12 anh chị em, Lê Văn Thiện (tên thật của nhạc sĩ Thanh Sơn) là người con thứ 10. Tuổi thơ của ông rất cơ cực vì phải theo gia đình dọn nhà di chuyển nhiều nơi. Chuyện học hành của ông vì thế dang dở.
Nhạc sĩ Thanh Sơn từng kể, năm 1951, khi học Trường Trung học Hoàng Diệu (tỉnh Sóc Trăng), ông đã để ý đến cô bạn cùng lớp. Đó là người con gái dễ thương, có cái tên cũng thật đặc biệt - Nguyễn Thị Hoa Phượng. Cũng vì cái tên đặc biệt này mà thầy cô và bạn bè trong trường không bao giờ gọi tên người con gái này bằng một chữ “Phượng”, mà lúc nào cũng là “Hoa Phượng”.
Hoa Phượng là con của một gia đình công chức từ Sài Gòn về làm việc tại Sóc Trăng. Cậu học trò tên Thiện học chung với Hoa Phượng được hơn một năm, tình cảm đang dần trở nên thắm thiết thì bất ngờ mùa hè năm sau cô gái cho biết gia đình cô đã được điều chuyển về lại Sài Gòn.
Trước ngày chia tay, Hoa Phượng có tìm gặp Thiện nơi sân trường để nói lời từ biệt. Hai người chẳng nói gì nhiều, chỉ lặng nhìn nhau. Một hồi lâu sau, Thiện hỏi xin địa chỉ để sau này liên lạc thì Hoa Phượng cúi xuống nhặt một cánh phượng trao cho Thiện và nói: “Em tên là Hoa Phượng, mỗi năm đến hè nhìn hoa phượng nở thì hãy nhớ đến em”. Rồi từ đó 2 người bặt tin nhau.
Hình ảnh giới thiệu nhạc sĩ Thanh Sơn khi còn là ca sĩ.
Năm 1955, cậu học trò tên Thiện phải bỏ học giữa chừng để chen chân vào cuộc mưu sinh ở Sài Gòn. Nơi chốn phồn hoa đô hội, sau những tháng ngày khó khăn, tủi hờn, Thiện may mắn được một gia đình giàu có nhận làm gia nhân với mức lương khá hậu hĩnh so với thời giá lúc đó - 150 đồng/tháng.
Thời còn ở quê nhà Sóc Trăng, Thiện được nhạc sĩ Võ Đức Phấn (em út của nhạc sĩ Võ Đức Thu nổi tiếng dạy đàn ở Sài Gòn những năm 1950 - 1960) nhận làm học trò. Và khi đến Sài Gòn mưu sinh, chàng trai vẫn rất mê nhạc. Nhờ tính tình hiền lành, được lòng ông chủ nên Thiện được phép tranh thủ những giờ rảnh để theo học lớp nhạc của nhạc sĩ Lê Thương. Công việc của Thiện là chép và kẻ khung nhạc.
Thời ấy, mỗi năm Đài Phát thanh Sài Gòn đều có tổ chức cuộc thi tuyển lựa ca sĩ. Năm 1959, chàng trai Lê Văn Thiện đăng ký dự thi tuyển lựa ca sĩ với nghệ danh Thanh Sơn qua bài hát “Chiều tàn” của nhạc sĩ Lam Phương.
Và thật bất ngờ, thí sinh Thanh Sơn đã đoạt giải nhất trong cuộc thi năm ấy. Phần thưởng là chiếc máy radio và cây đàn guitar. So với phần thưởng của các giải âm nhạc bây giờ thì quá chẳng là gì, nhưng đó là đòn bẩy đưa Thanh Sơn thế giới âm nhạc và nổi tiếng về sau.
Sau cuộc thi này, ca sĩ Thanh Sơn đã được ban nhạc Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng mời về cộng tác. Giọng hát của ca sĩ trẻ này được nhiều nơi mời chạy sô.
Cũng trong thời gian này, Thanh Sơn bắt đầu tập tành sáng tác. Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Thanh Sơn là “Tình học sinh” sáng tác năm 1962, nhưng bài hát này không tạo được nhiều dư âm. Thế rồi một buổi trưa đi ngang qua một ngôi trường đang mùa phượng nở, những kỷ niệm của thuở học trò có thấp thoáng bóng dáng của Nguyễn Thị Hoa Phượng ùa về và ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng” ra đời năm 1963.
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn.
“Tôi tìm thấy cảm xúc bởi sắc màu đỏ thắm của hoa phượng mỗi khi hè về. Bài hát này tôi viết về một cuộc tình thư sinh rất đẹp. Lời chia tay của cô bạn gái cùng trường đã khiến tôi xao xuyến, bâng khuâng. Dường như màu hoa phượng như những giọt máu đỏ tươi minh chứng một cuộc tình chung thủy”, cố nhạc sĩ Thanh Sơn từng chia sẻ.
Trên bìa nhạc bài “Nỗi buồn hoa phượng” phát hành trước năm 1975 để tên tác giả là Thanh Sơn - Lê Dinh là vì năm 1962, nhạc sĩ Thanh Sơn có sáng tác bài đầu tay là “Tình học sinh”, nhưng ca khúc này không gây được tiếng vang. Đến năm 1963, khi sáng tác ca khúc thứ 2 là “Nỗi buồn hoa phượng”, nhạc sĩ Thanh Sơn có đem đến cho nhạc sĩ Lê Dinh xem qua và góp ý (thời gian này nhạc sĩ Lê Dinh là chủ sự phòng sản xuất của Đài Phát thanh Sài Gòn). Nhạc sĩ Lê Dinh sau đó đã đồng ý đứng tên chung ca khúc này để dễ ăn khách hơn.
Bâng khuâng nhớ thuở học trò
Ca từ và giai điệu của “Nỗi buồn hoa phượng” đã nhanh chóng đi vào lòng người yêu nhạc thời đó và cho đến bây giờ vẫn làm những trái tim tuổi học trò xao xuyến: “… Giã biệt bạn lòng ơi/ Thôi nay xa cách rồi/ Kỷ niệm mình xin nhớ mãi/ Buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc/ Mối u hoài này ai có hay...”.
Cứ độ hè sang, những cơn mưa rào chợt rơi vội vã, nắng giòn tan lấp ló dưới hàng cây, những chùm phượng vĩ đỏ rực những góc trời. Chẳng thế mà phượng vĩ lại trở thành một thứ biểu trưng đặc biệt cho mùa chia tay của những cô cậu học trò.
Bao mùa phượng đi qua, bao mùa bằng lăng đến, tất cả có ai nhớ, ai quên. Tuổi học trò đã lớn lên cùng nhiều mùa phượng như thế, thật êm đềm. Học, chơi và mơ mộng, như thể trên đời chẳng có sự chia xa.
Bìa nhạc bài nỗi buồn hoa phượng phát hành trước năm 1975.
Ngày tháng qua, hoa phượng vẫn đỏ rực như lửa cháy làm bùng lên nhiệt huyết, quyết tâm học hành của đám học trò nghịch ngợm. Thế rồi cuối cấp… ai cũng có dự định riêng cho bản thân và tập chung vào ôn thi đại học. Hy vọng một cánh cửa tương lai sẽ mở ra, một thế giới mới cho những kẻ đang lớn dần. Phượng lại nở, lại rơi rực rỡ khắp sân trường.
Tiếng ve vốn đã buồn, càng buồn hơn khi não ruột cất lên vào mùa hè biệt ly. Rồi, giã biệt từ nay, tạ từ chuỗi thời gian đẹp nhất. Và mối tình tuổi học trò trắng trong để lại dấu in đậm đà trong nỗi nhớ, biết đến bao giờ mới nhạt phai kỷ niệm.
Khi xa nhau rồi, nếu ai đã từng nhặt loài hoa lên, thấy màu phượng buồn thương tâm gợi nhắc bao kỷ niệm một thời sân trường áo trắng, mới thấu hiểu nỗi vắng xa nhớ nhung người thương, giờ đây biết tìm nơi đâu trên đường đời vạn ngả.
Rồi, khi một mình trở về hoặc một mình nhớ lại mái trường xưa, tiếng ve càng nức nở hơn, bâng khuâng hỏi cố nhân biết còn nhớ đến con đường xưa ân tình cũ. Những chiều hẹn nhau đã lùi lại vào màu thương tâm của hoa phượng, vào tiếng ve gợi niềm thương dĩ vãng da diết đến muôn niên. Kỷ niệm hoa mộng kia “giờ như nước trôi qua cầu”. Có nhớ nhau chăng cũng không ai ngăn được dòng thời gian vô tình…
Chiều nay, ngang qua trường cũ, chợt thấy “màu hoa phượng thắm như máu con tim”… thoáng một tà áo dài bay trong gió mênh mang.
Ngày 29/4/2025, Cục An toàn thực phẩm ban hành công văn giám sát, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Dáng xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm Sibutramine.
Do thời gian điều hành giá xăng dầu đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động 01/5/2025, vì thế công tác điều hành giá xăng dầu sẽ được chuyển sang ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế Quảng Ninh vừa ban hành văn bản về việc thu hồi sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Do thời gian điều hành giá xăng dầu đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động 01/5/2025, vì thế công tác điều hành giá xăng dầu sẽ được chuyển sang ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế vùng, kết nối hiệu quả với trục Bái Đính - Kim Sơn ven sông Đáy, hình thành hành lang kinh tế Đông - Tây phía Bắc tỉnh Ninh Bình.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Sáng sớm 30/4, hàng chục nghìn người dân và du khách đã đổ về các trục đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh để tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22), HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù hỗ trợ công tác phòng, chống ma túy. Cụ thể, Nghị quyết này quy định nội dung, mức chi đặc thù trong công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý; công tác cai nghiện ma túy; lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý.
Ngày 30/4, Công an tỉnh Hà Nam cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam đã tạm giữ Hoàng Trần Thi (SN 1969, trú xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), để điều tra về hành vi gây tai nạn giao thông chết người.
Tôn Quý Hòa là Huấn luyện viên tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Nghệ An có biểu hiện nghi vấn liên quan đến vi phạm pháp luật, chiếm đoạt các khoản tiền chế độ của vận động viên trong một khoảng thời gian dài.
Ngày 30/4, cơ quan CSĐT (Công an TP Cần Thơ) cho biết, vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Thái Mộng Cầm (38 tuổi, ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cầm là người mang hai quốc tịch Việt Nam và Hàn Quốc.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là thời điểm cao điểm về giao thông khi nhu cầu di chuyển, tham quan, vui chơi của người dân tăng mạnh. Trước thực tế đó, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), phục vụ người dân đi lại an toàn, thuận tiện trong dịp lễ.
Liên quan việc người đàn ông nổ súng vào tài xế xe tải đã tông chết con gái mình rồi tự tử, Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao đã mời luật sư và gia đình ông này lên làm việc.
Nguyễn Chiệu Vĩ và Nguyễn Tường Khanh đã thực hiện trót lọt 5 vụ cướp giật, trong đó có vụ làm người bị hại té ngã xuống đường. Tổng cộng, các đối tượng đã chiếm đoạt được 4 sợi dây chuyền, bán được hơn 69 triệu đồng để chia nhau tiêu xài.
Đây là đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn rất tinh vi do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu với sự giúp sức của các đối tượng người Việt Nam.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.