Ba mỏ cát "khủng" ở Hà Nội vừa được đấu giá ngày 5-6/11 vừa qua là: mỏ Châu Sơn, mỏ Liên Mạc (Thượng Cát) và Tây Đằng - Minh Châu.
Ba mỏ cát được đấu giá với giá trúng tổng cộng gần 1.690 tỉ đồng - gấp từ hàng chục tới hàng trăm lần giá khởi điểm. Cụ thể, mỏ Châu Sơn với trữ lượng hơn 700.000m3, tiền đặt cọc hơn 400 triệu đồng, giá khởi điểm 2,8 tỉ đồng. Qua 89 vòng, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định được nhà đầu tư giành quyền khai thác mỏ cát với giá hơn 396 tỉ đồng, gấp 141 lần mức khởi điểm.
Mỏ Liên Mạc trữ lượng gần 500.000m3 cát, tiền cọc trên 300 triệu đồng, giá khởi điểm 2 tỉ đồng. Qua 53 vòng, một doanh nghiệp giành quyền khai thác với giá 408 tỉ đồng, gấp 204 lần giá khởi điểm.
Mỏ Tây Đằng - Minh Châu trữ lượng 4,9 triệu m3 cát, tiền cọc 2,8 tỉ đồng, giá khởi điểm hơn 19 tỉ đồng. Qua 21 vòng, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định được nhà đầu tư giành quyền khai thác với giá trúng hơn 880 tỉ đồng, gấp 46 lần giá khởi điểm.
Phiên đấu giá 3 mỏ cát trên ở Hà Nội với những kỷ lục được ghi nhận đã gây xôn xao dư luận với nhiều vấn đề được đặt ra. Trong đó, băn khoăn lớn nhất là giá trúng cao bất thường.
Trước những điểm bất thường trên, ngày 11/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1087/CĐ-TTg về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó giao: “Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để trục lợi, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; kịp thời phát hiện sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2023”.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 3861/UBND-TNMT ngày 14/11 giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu, theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 nêu trên; báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trước ngày 17/11/2023.
UBND Thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát toàn bộ Giấy phép khai thác cát đã cấp trên địa bàn Thành phố đã hết thời hạn khai thác, báo cáo hiện trạng, cơ sở pháp lý, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; nghĩa vụ tài chính về đất đai, môi trường, khoáng sản; đóng cửa mỏ theo quy định; trên cơ sở đó báo cáo đề xuất UBND Thành phố đưa vào Kế hoạch khai thác khoáng sản của Thành phố đối với các mỏ còn trữ lượng khai thác nhưng hết thời hạn theo quy định; không gia hạn giấy phép khai thác cát, không cấp giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 05/9/2022 của UBND Thành phố.
Đối với các mỏ cát chưa hết thời hạn khai thác, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật có liên quan của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
Giao Công an Thành phố và UBND các quận, huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, khoáng sản trái phép, báo cáo thường xuyên theo quy định.
UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Thành phố Hà Nội quyết tâm chính trị cao nhất để hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa ký Quyết định phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Trong tổng diện tích 3.165,1m2 được giao có 1.473,4m2 đất ở, 1.691,7m2 đất cây xanh, hạ tầng, giao thông. Hình thức giao đất với UBND huyện Thạch Thất là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.