Các chuyên gia môi trường cho rằng để cải thiện chất lượng nước tại hồ Tây, việc đầu tiên cần xác định rõ nguyên nhân, từ đó xây dựng những giải pháp cụ thể, kịp thời.
Hồ Tây (quận Tây Hồ) là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành, diện tích chừng 500 ha, nhìn từ góc độ này hồ Tây giống như lá phổi lớn mang lại bầu không khí trong sạch cho Thủ đô. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Hồ Tây ngoài ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt sinh thái, lá phổi của Hà Nội, còn là một biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến với môi trường và cảnh quan xung quanh tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, tinh khiết.
Tuy nhiên, hồ Tây đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm mà chưa có nhiều giải pháp xử lý thực sự hiệu quả.
Tình trạng rác thải, xác cá chết xuất hiện trên hồ ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến cảnh quan, chất lượng nước hồ cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân sống ven hồ.
Ô nhiễm cao, hệ sinh thái suy giảm
Các chuyên gia nghiên cứu về môi trường cho biết, hiện nay, những giá trị về đa dạng sinh học tại hồ Tây đã và đang suy giảm rõ rệt. Kết quả điều tra thành phần các loài thực vật nổi ở hồ Tây cho thấy có sự giảm sút loài lớn nhất từ 115 loài (năm 1996) đến nay chỉ còn khoảng 60-70 loài.
Trong đó, giảm số lượng nhiều nhất là tảo lục giảm từ trên 70 loài xuống còn hơn 10 loài. Các loài chim quý hay cá đặc hữu của hồ Tây như le le, sâm cầm, cá vền, cá lóc, trắm đen…gần như không còn.
Nguyên nhân được các nhà khoa học chỉ ra là do môi trường nước ở hồ Tây những năm gần đây bị ô nhiễm ngày càng cao, nhất là vào mùa khô.
Ô nhiễm là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài sinh vật trong khu vực sông hồ cũng như môi trường sống, cảnh quan xung quanh của con người. Hệ lụy đi kèm là số lượng cá chết ngày càng nhiều và càng tăng vào mùa nước cạn.
Điển hình như, trong các năm 2016 và 2018, tại hồ Tây, hàng chục tấn cá chết đã nổi trắng mặt hồ. Nhiều nguyên nhân khiến cá chết được đưa ra như nắng nóng, tảo nở hoa…
Song, theo nhiều người dân sống gần khu vực hồ Tây, hiện tượng cá chết vẫn thường xuyên xảy ra nhưng số lượng không nhiều.
Chị Quỳnh Anh sống tại phố Nguyễn Đình Thi (quận Tây Hồ) cho biết, vào các buổi sáng, người dân thường đến hồ Tây để đi bộ, đạp xe rất đông, song, khi tới những đoạn như Quảng An, Nhật Chiêu không khỏi khó chịu với mùi hôi thối bốc lên từ hồ Tây.
[Bộ TN-MT đề nghị Hà Nội triển khai các biện pháp cải thiện nước hồ Tây]
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, thời gian gần đây, nước hồ Tây ở một số khu vực đang chuyển sang màu xanh rêu đậm, bẩn và đục hơn bình thường. Mặt hồ xuất hiện nhiều rác thải, cá chết trôi nổi.
Điều này không chỉ khiến cho môi trường nước tại hồ Tây bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà không khí ở đây luôn nồng nặc mùi hôi tanh. Dư luận lo lắng về vấn đề môi trường và sự sống của các sinh vật trong hồ.
Đáng chú ý, tại lòng hồ Tây vị trí ven phố Nhật Chiêu, từ nhiều năm nay là nơi tập kết các du thuyền kinh doanh dịch vụ bị buộc phải dừng hoạt động vào hồi đầu năm 2017. Các con tàu sắt thép bỏ hoang suốt nhiều năm đã xuống cấp, hoen gỉ mất mỹ quan.
Đây đều là tàu lớn, chiếm rất nhiều diện tích mặt nước và có nguy cơ gây ô nhiễm lòng hồ. Cũng theo người dân sống quanh hồ khu vực bãi tàu này, nhiều ngày nay nước hồ Tây có hiện tượng ô nhiễm, cá chết nhiều hơn, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Thường xuyên tới hồ Tây để ngắm cảnh, anh Thanh Trường (phường Việt Hưng, quận Long Biên) phản ánh, nếu đi dọc đoạn Quảng An tại một số điểm xuất hiện tình trạng người dân vô ý thức đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu, thậm chí là bát hương xuống lòng hồ.
Hồ Tây sáng 1/3 sương mù phủ phủ kín mặt hồ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Không chỉ có vậy, những vị khách tới uống cà phê, ăn tại các hàng quán nhỏ ven hồ cũng vứt luôn giấy báo, túi nylon, vỏ đồ ăn xuống hồ, làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường nước. Do đó, anh mong các cơ quan chức năng, chính quyền có những giải pháp giải quyết nhanh vấn đề ô nhiễm hồ Tây.
Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, vào những năm 60 của thế kỷ trước, chất lượng nước hồ Tây còn rất tốt, hàm lượng BOD5 của nước nhỏ hơn 6mg/l, thuộc chất lượng nước loại A, nhân dân quanh khu vực thường ra hồ lấy nước về phục vụ ăn uống.
Hiện nay, nước hồ Tây đã bị ô nhiễm tới mức trở thành nước loại B1, B2, hàm lượng BOD5 của nước ở giữa hồ cao nhất đạt tới 23mg/l. Điểm gần bờ phía đường Thanh Niên cao nhất đạt tới 35mg/l (vượt cả mức lớn nhất của nước loại B2-phục vụ cho tưới tiêu (25mg/l).
Khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm
Trước thực trạng môi trường nước hồ Tây bị ô nhiễm, cuối tháng 4/2021, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản số 3481/VP-ĐT chỉ đạo các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền khẩn trương thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây.
Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai nội dung chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây; báo cáo kết quả về Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) theo quy định.
Trước đó, để đảm bảo chất lượng môi trường nước hồ Tây phù hợp với yêu cầu phát triển về kinh tế-xã hội, văn hóa, lịch sử và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 1464/BTNMT-TCMT gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố khẩn trương triển khai một số biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong hồ.
Cũng theo kết quả phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng môi trường nước tại hồ Tây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nhiều thông số môi trường trong nước hồ vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, sinh khối và mật độ tế bào thực vật cao (tập trung chủ yếu là các chi dạng tập đoàn vi khuẩn lam Microcystis, Alphanocapsa, Merismopedia và các tập đoàn tảo lục Scenedesmus, Crucigena…).
Thực tế, trong 25 năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp bảo vệ hồ Tây. Đơn cử như việc xây cống vòng quanh hồ để ngăn chặn và thu gom không cho các nguồn nước thải đổ thẳng vào hồ. Đây được cho là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hồ.
Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường cho rằng, để cải thiện chất lượng nước tại hồ Tây, việc đầu tiên cần xác định rõ nguyên nhân, từ đó xây dựng những giải pháp cụ thể, kịp thời. Nguyên nhân ở đây có thể xuất phát từ chính hoạt động của con người nhưng cũng có thể là do thiên nhiên khiến nước hồ Tây thay đổi.
Do vậy, yêu cầu đối với các đơn vị chức năng của Hà Nội lúc này là cần tổ chức kiểm tra, rà soát các nguồn nước thải có nguy cơ xâm nhập vào hồ Tây. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo hệ sinh thái bên trong hồ cũng như vẻ đẹp cảnh quan của hồ.
Cùng với đó, thường xuyên duy trì việc vớt rác thải trên hồ kịp thời đảm bảo vệ sinh môi trường; xem xét, nạo vét trầm tích để nâng cao khả năng lưu trữ nước và làm sạch của hồ Tây./.
Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, tiếp tục điều tra rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông vào tối 4/4/2025.
Với 3 phiên thảo luận trong 1 ngày diễn ra Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp” do Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Pháp luật & Phát triển phối hợp tổ chức, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa nguyên tắc này, góp phần tạo lập môi trường pháp lý công bằng, bền vững.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền (SN 1999, ngụ xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước) do liên quan đến vụ hành hạ trẻ em tại cơ sở giữ trẻ tự phát trên địa bàn xã Tân Lập 1.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Châu Thành đã bàn giao 12 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thị trấn Minh Lương. Mỗi căn nhà có diện tích 38m², được xây dựng với tổng kinh phí từ 60 đến 95 triệu đồng/
Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, tiếp tục điều tra rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông vào tối 4/4/2025.
Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can.
Theo cơ quan Công an thì đối tượng Tùng "Hiên" là đối tượng có ảnh hưởng đặc biệt trong các băng nhóm xã hội, đặc biệt trên địa bàn quận Thanh Xuân vì đối tượng này từng có 5 tiền án về các tội Cưỡng đoạt tài sản, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng.
Bộ Công an đã khởi tố 3 bị can thuộc Công ty Cây xanh Công Minh, trong đó có Nguyễn Công Minh đang bỏ trốn, Cơ quan An ninh Điều tra đang làm thủ tục truy nã quốc tế.
Do nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính với người đàn ông khác nên cương quyết ly hôn với mình nên Trần Thanh Nhơn đã ra tay sát hại vợ để giải tỏa cơn ghen tức.
Các đối tượng nhiều lần đến khai thác trộm cát tại khu vực suối Lửa, suối Khong thuộc thôn Lửa, xã Yên Nhân với khối lượng 1.122m3 để bán cho đơn vị thi công, thu lợi bất chính.
Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” xảy ra tại địa bàn biên giới huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền (SN 1999, ngụ xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước) do liên quan đến vụ hành hạ trẻ em tại cơ sở giữ trẻ tự phát trên địa bàn xã Tân Lập 1.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.