Nhà sử học, GS Lê Văn Lan cho rằng, thời đại Hùng Vương tạo dựng được nền văn minh, nền văn hóa mang bản sắc và nền tảng của người Việt, mang bản lĩnh, bản sắc đầu tiên, là độc lập và an nhiên tồn tại.
Cứ mỗi lần đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), người dân khắp nơi nô nức “về nguồn”, tỏ lòng thành kính hướng về Đền Hùng (Phú Thọ) tưởng niệm tổ tiên chung của cả dân tộc. Nhà Sử học, GS Lê Văn Lan đã chia sẻ với Pháp luật Plus những nghiên cứu liên quan tới văn hoá Hùng Vương, về di tích lịch sử Đền Hùng.
Pháp luật Plus - Giáo sư có thể chia sẻ những nghiên cứu mới của mình về di tích lịch sử đền Hùng trong thời gian qua?
GS Lê Văn Lan: Cần ghi nhận một sự thực rất quan trọng, vào ngày 19/9/1954, khi Bác Hồ đến Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) lần thứ nhất đã để lại lời nói bất hủ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là đầu mối đầu tiên do chính Bác Hồ sáng tạo, đúc kết về sự tồn tại đích thực của thời đại Hùng Vương là thời đại dựng nước.
Thời đại Hùng Vương hiện hữu rõ ràng với cả thuộc tính và bản lĩnh là dựng nước và giữ nước đầu tiên. Từ đây, chúng tôi noi theo điểm tinh kết ngời sáng đó của Bác Hồ và làm rõ thêm những điều:
Thứ nhất, đây là thời tạo dựng được nền văn minh, nền văn hóa mang bản sắc và nền tảng của lịch sử dân tộc Việt. Chúng ta đã có những thuật ngữ để gọi, hun đúc làm thăng hoa nền văn minh, nền tảng văn hóa thời đại Hùng Vương mang bản lĩnh, bản sắc đầu tiên, là độc lập và an nhiên tồn tại; phân biệt với các nền văn minh, văn hóa khác.
Tiếp theo việc đúc kết của Bác Hồ, đó là điều mà chúng tôi đã làm được. Thời đại Hùng Vương là thời của nền văn minh, văn hóa đầu tiên mang bản sắc dân tộc đã được xây dựng, được hình thành mà thuật ngữ hiện đại gọi là văn minh sông Hồng. Còn trên nền tảng khảo cổ học và trên nền khảo cổ Đông Sơn thì gọi đó là văn hóa Đông Sơn.
Thứ hai, điều chúng tôi làm được là căn cứ vào những tư liệu cả vật thể của khảo cổ học, lẫn những chỉ dẫn, chắt lọc hiểu đúng được từ những trang sử cũ, đây là lúc hình thành nền tảng của một dân tộc.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh dân tộc Việt Nam hình thành từ thế kỷ XI, người thì nói thế kỷ XV, còn có người nói thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, dù dân tộc hình thành vào thời Trung cổ, thì vẫn có cơ sở từ 15 bộ lạc thống nhất, hợp nhất từ thời Hùng Vương để có hình thái đầu tiên của một dân tộc đã được tập hợp, thống nhất, tinh kết lại. Đây là vũ khí, bí quyết, để cho đất nước trường tồn, là xây dựng trên cơ sở một dân tộc đã được tạo nền để được hình thành thời đại Hùng Vương,
Điều thứ ba rất quan trọng, Nhà nước cho dù là sơ khai nhưng là của dân tộc đã được xây dựng và tạo ra những thiết chế đầu tiên. Một Nhà nước hình thành sớm vào thời đại Hùng Vương như thế chính là vũ khí, bí quyết để ngay sau đó, khi xuất hiện những cuộc xâm lăng thì một nền tảng Nhà nước đã được hình thành xây dựng từ thời Hùng Vương vẫn còn đó. Từ đây, đất nước, dân tộc có bộ máy thiết chế, mang tính Quốc gia để chống lại quân xâm lược và bảo vệ sự trường tồn của dân tộc.
Video: GS Lê Văn Lan chia sẻ về cách bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa Đền Hùng
Tóm lại, nghiên cứu mới tiếp theo những tinh kết của Hồ Chí Minh đã chứng minh thời đại Hùng Vương là có thật. Không chỉ vậy, đây còn là thời đại mà ở đó nền văn minh bản địa, nền văn minh Việt cổ được xây dựng và tồn tại như một bản lĩnh để cho dân tộc, văn hóa, văn minh Việt trường tồn qua thời gian, thử thách. Ngoài ra, một cộng đồng nhân danh sự cố kết và có sự thăng hoa thành một dân tộc cũng có nền tảng được xây dựng từ thời đại Hùng Vương.
Cuối cùng, một Nhà nước cho dù sơ khai cũng là sản phẩm kỳ diệu xuất hiện từ rất sớm và có những thiết chế ổn định, tạo nên một bí quyết, một sức mạnh để cho những Nhà nước sau đấy của Quốc gia Đại Việt, Việt Nam, phát triển, hoàn thiện như mức đỉnh cao ở thời đại Hồ Chí Minh.
Pháp luật Plus - Khởi nguồn lễ hội Đền Hùng là từ đâu, thưa giáo sư?
GS Lê Văn Lan: Lễ hội Đền Hùng có khởi nguồn, có cơ sở từ một hội làng, đó là làng Hy Cương. Phát triển lên từ hội làng thành hội nước diễn ra trong thời gian dài và bắt đầu từ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thì hoàn thành.
Như vậy, lễ hội này chúng ta có thể tìm tư liệu ở một “sắc chỉ” rất quan trọng của Vua Quang Trung vào ngày 16/2 năm Kỷ Dậu - tức là chỉ một tháng sau đại võ công Ngọc Hồi - Đống Đa, quét sạch quân xâm lược nhà Thanh ra khỏi bờ cõi thì Quang Trung đã gửi “sắc chỉ” về làng Hy Cương, khuyến tiến việc mở hội Đền Hùng, là cốt để cho “mạch nước được dài lâu”.
Từ năm 1789, chính thức được Nhà nước, Quốc gia do Quang Trung, Nguyễn Huệ đứng đầu giao nhiệm vụ tổ chức hội làng, hội nước, và mục đích là làm cho “mạch nước được dài lâu”. Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng được xác định trong văn bản của vua Quang Trung là rất quan trọng.
Tất cả những hình thức của một hội làng đã được diễn ra ở lễ hội Hùng Vương từ thế kỷ XV. Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đặc biệt từ đầu thế kỷ XX, thì từ một hội làng đã phát triển thành một hội của Quốc gia, của dân tộc. Đã có những sự thăng tiến lớn, lùa vào đây một phần lễ của đất nước, của Quốc gia chứ không phải chỉ của làng nữa.
Pháp luật Plus - Theo Giáo sư, người dân có thể tỏ lòng thành kính của mình đối với Vua Hùng bằng những phương cách nào?
GS Lê Văn Lan: Tôi đã được chứng kiến tấm lỏng của những Việt kiều yêu nước về Đền Hùng ở Phú Thọ, và xin cho bằng được nắm đất ở chân núi, bình nước ở Đền Giếng mang về tận Pa-ri (Pháp), và hiện, nhiều tỉnh thành của đất nước, cũng đã xây đựng đền thờ Hùng Vương, như TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Cần Thơ. Ở đất mũi Cà Mau hiện cũng đang xây đền thờ Lạc Long Quân.
Như vậy, người dân rất có ý thức, muốn nâng cấp tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cả dân tộc là các Vua Hùng. Từ chỗ chỉ ở một nơi, thành ra nhiều vùng miền, địa phương. Như vậy là nhân bội lên “toàn quốc hóa” các cơ sở tín ngưỡng Hùng Vương.
Mỗi địa phương có đền thờ Vua Hùng đã biểu thị được tính thống nhất của cả dân tộc, nhiều tỉnh thành lấy mẫu của đền Hùng Vương ở Phú Thọ đưa về địa phương mình, “địa phương hóa”, đồng thời “Quốc gia hóa” mô hình và hành động tín ngưỡng, xây dựng các cơ sở tín ngưỡng Hùng Vương. Tôi đánh giá cao về ý thức của các địa phương khi xây dựng đền miếu ở địa phương mình, thì đều có sự cẩn trọng để gìn giữ đặc trưng, bản chất, tính chính gốc, từ và của Đền Hùng - Phú Thọ.
Tôi cho rằng nếu không về Đền Hùng ở Phú Thọ, người dân có thể đến Đền Hùng ở địa phương mình, hoặc những tỉnh, thành phố gần nhất, thì đó cũng là thể hiện được sự trang nghiêm, lòng thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên dân tộc.
Tôi thấy, cần nâng cao ý thức, trình độ dân trí, để xác định được điều quan trọng, là suy nghĩ và tấm lòng tha thiết với tổ tiên, nguồn cội của dân tộc. Cho nên nếu “Phật là ở tại tâm”, thì ý thức về nguồn cội, tổ tiên cũng là tại tâm. Vậy, đã là lòng thành thì không nhất thiết, người dân cứ phải kéo nhau lũ lượt về Đền Hùng ở Phú Thọ.
Hòa chung không khí cùng cả nước kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức nghi lễ trang trọng nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn các Vua Hùng đã dày công dựng nước.
Nhiều điểm du lịch khu vực phía Nam đón lượng khách lớn trong dịp lễ 10/3 âm lịch khiến phòng ốc khan hiếm, đường sá kẹt xe, hải sản tăng giá… nhưng cũng hứa hẹn một năm khởi sắc của ngành du lịch sau những khó khăn vì dịch COVID-19.
Nhà sử học, GS Lê Văn Lan cho rằng, thời đại Hùng Vương tạo dựng được nền văn minh, nền văn hóa mang bản sắc và nền tảng của người Việt, mang bản lĩnh, bản sắc đầu tiên, là độc lập và an nhiên tồn tại.
Trong khuôn khổ chương trình "Con nuôi Công đoàn", Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã nhận đỡ đầu 18 học sinh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Mường Nọc (huyện Quế Phong), hỗ trợ gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho các em được phát triển, học hành.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 23 ngày 29/9/2017 ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.