Cụ thể, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) trong 6 tháng đầu năm 2023 theo giá hiện hành đạt gần 43.000 tỷ đồng, tỉnh Lâm Đồng xếp hạng thứ 39/54 tỉnh thành trong cả nước và thứ 4/5 khu vực Tây Nguyên.
Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2023 theo giá hiện hành của tỉnh Lâm Đồng đạt 42.982,9 tỷ đồng, tăng 9,85% so với cùng kỳ.
Cùng thời điểm năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Lâm Đồng đã tụt hạng so với các tỉnh Tây Nguyên, cụ thể Kon Tum đạt 6,8%, Gia Lai đạt 5,54%, Đắk Nông là 5,23%, Lâm Đồng đạt 5,07%, chỉ đứng trên Đắk Lắk (5,01%).
Nguyên nhân được cho là các tỉnh bạn trong vùng đã bứt phá nhờ phát triển công nghiệp, như tỉnh Kon Tum đạt tỷ lệ tăng tưởng cao nhờ phát triển các công trình điện gió.
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh có 715 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 3.875 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng có tới 449 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động; có 201 doanh nghiệp hoạt động trở lại, 101 doanh nghiệp giải thể.
Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều nhận định môi trường kinh doanh thuận lợi hơn trong quý tiếp theo khi nền kinh tế dần ổn định, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng dần giảm bớt khó khăn, đồng nghĩa với thuận lợi ngày càng tăng, giúp các doanh nghiệp lạc quan hơn và kỳ vọng sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Theo thông kê từ 30/6/2023, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 798.346 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động; trong đó có 793.696 người có việc làm và 4.650 người thất nghiệp, đang tìm việc làm.
Theo chuẩn cách tính chuẩn nghèo giai đoạn 2022- 2025 trên địa bàn tỉnh có 6.636 hộ nghèo, chiếm 1,94 số hộ toàn tỉnh; trong đó có 68,5% số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Số hộ cận nghèo trong toàn tỉnh vẫn còn chiếm 3,4%...
UBND tỉnh Lâm Đồng mong muốn và nỗ lực hơn nữa để trong thời gian tới phát triển kinh tế của tỉnh có sự bứt phá, phục hồi để đứng ở thứ hạng cao hơn trong vùng.
Tags: