Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Giữ Tết nơi phố cổ

Văn hóa
22/01/2020 06:40
Kim Tiến
aa
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nho giáo mẫu mực, ông Nguyễn Thái An, phố Hàng Đào, Hà Nội thừa hưởng trọn vẹn nếp sống thanh lịch của người Tràng An xưa.


Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ giá trị truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Hà Nội. Trong trí nhớ của ông, bắt đầu từ giữa tháng Chạp, 36 phố phường đã tràn ngập không khí Tết. Sắc đỏ của giấy ông đồ, sắc hồng của đào Nhật Tân, sắc xanh của lá dong quyện vào nhau tạo nên nét đặc trưng riêng của mảnh đất Tràng An.

Nằm nép mình trên phố Hàng Đào, căn nhà 3 tầng, rộng 200 mét vuông của gia đình ông Nguyễn Thái An (sinh năm 1943) là một trong số ít căn nhà cổ còn lại ở Hà Nội. Căn nhà được xây dựng từ thập niên 40 của thế kỉ trước, theo lối kiến trúc Pháp với các phòng riêng biệt và hệ thống giếng trời, sân vườn được bố trí hài hòa.

Ông Thái An vốn là con trưởng trong một gia đình có 12 anh em. Cha ông là cụ Nguyễn Văn Lợi vốn là một nhà buôn tơ lụa giàu có nổi tiếng ở phố Hàng Đào. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Hồng cũng được xem là người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn” thủa bấy giờ.

Ông Thái An vẫn cố gắng giữ những nét đẹp ngày Tết cổ truyền (Ảnh:K.T)

Ông Thái An vẫn cố gắng giữ những nét đẹp ngày Tết cổ truyền (Ảnh:K.T)

Ông An kể rằng, ngày nhỏ, ông theo học trường tiểu học Nguyễn Công Trứ. Đây là ngôi trường được cho là danh giá, chỉ dành cho những con nhà có điều kiện thời bấy giờ. Ông An kể, mỗi buổi sáng đi học ông diện áo trắng, quần Tây và được người làm đưa đến trường. Hồi đó, ông thường được bố cho tiền ăn sáng ngoài tiệm để kịp giờ lên lớp.

Dù gia đình đã có ô tô nhưng ông chủ yếu đi bộ hoặc xe kéo đến trường. Sau mỗi giờ học, bố mẹ ông cũng bỏ tiền thuê thêm các thầy dạy võ, nhạc, họa sỹ nổi tiếng bậc nhất Hà Nội đến kèm cặp thêm.Bố mẹ ông Thái An thuộc thế hệ những thương lái đầu tiên kinh doanh và mở cửa tiệm vải lớn ở phố Hàng Đào. Nhờ biết tính toán và chi tiêu hợp lý nên công việc buôn bán của gia đình ông ngày càng phát đạt và thuận lợi.

Thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, gia đình ông đã nổi tiếng khắp Hà Nội nhờ tài kinh doanh giỏi và trở thành một trong những gia đình giàu có nức tiếng tại phố cổ. Cũng chính vì thế, ông An và các em từ nhỏ đều được bố mẹ chăm chút và đầu tư học hành đến nơi đến chốn.

Cũng chính trong ngôi nhà cổ trên phố Hàng Đào, hơn 70 năm qua, ông An đã chứng kiến biết bao sự thay đổi của đất nước, Thủ đô. Đặc biệt, trong cái Tết của người Hà Nội, ông An lại càng thổn thức hơn. “Tôi là người đã từng trải qua ít nhất 3 thời kì thay đổi trong Tết của người Hà Nội, đó là Tết trong thời kì gia đình tôi còn hưng thịnh nhất, là Tết của thời bao cấp và cái Tết của thì hiện tại. Ở mỗi thời điểm, gia đình tôi có một cách ăn Tết khác nhau. Thế nhưng trong cảm nhận của tôi, cái “chất”, “vị” của Tết xưa đến nay vẫn luôn được người dân Hà thành “níu giữ”.

Ở đó bày biện đủ các loại tranh như Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, tranh Hàng Trống mang đậm nét dân gian đặc trưng của một dân tộc văn hóa. Hình ảnh những ông đồ mặc áo the, đầu chít khăn khiến phố Hàng Bồ khác hẳn thường ngày. Hòa lẫn với mùi mực, giấy mới là thứ mùi hương thơm ngát của hương thẻ, hương trầm, hương vòng, hòa quyện với mùi nến thơm.

Thời điểm gia đình còn hưng thịnh, trong trí nhớ của ông An, ký ức về Tết chưa bao giờ đẹp đẽ đến vậy, giọng nói đậm chất Hà Nội của ông có chút nghẹn ngào. Với ông, Tết bắt đầu báo hiệu từ khi xuất hiện những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ.

Tiếp đó là việc trang trí nhà cửa, cũng như bao gia đình phố Hàng Đào, bố mẹ ông đặt dưới vườn hoa Nhật Tân một cành đào đẹp, trang trí ở khoảng sân giếng trời và một cây quất để trong phòng khách. Đặc biệt, trên ban thờ không thể thiếu một cành đào nhỏ. “Chiều 30 Tết, bố mẹ tôi cùng nhau dọn dẹp bàn thờ, chứ không cho gia nhân làm. Bố mẹ giải thích phải tự tay dọn dẹp, bày biện ban thờ mới tỏ được lòng thành kính với tổ tiên. Ghi nhớ lời dạy, cho đến nay gia đình tôi vẫn giữ nguyên “nếp” cũ ấy”, ông An chia sẻ.

Đặc biệt, ông An nhớ rõ bố ông có thú chơi hoa Thủy Tiên và thường cất công đi ngắm nghía, tìm bằng được chậu hoa Thủy Tiên ưng ý, canh sao cho hoa nở đúng vào thời khắc giao thừa. Ông An kể: “ Bố tôi từng nói Thủy Tiên chỉ ngâm trong nước sạch mà ra được những bông hoa đẹp trắng muốt. Hoa Thủy Tiên tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao và mang lại may mắn, thịnh vượng. Sau đó mẹ tôi sai u già nấu một chậu nước lá mùi cho các con tắm rửa, mùi nước lá thoang thoảng, quyện với mùi nhang trầm như gột sạch bụi bặm của một năm. Mùi hương đó da diết đến độ, mỗi khi nhớ lại trong lòng tôi lại khắc khoải khôn nguôi”.

Cho đến khi cách mạng thành công, cũng giống như nhiều gia đình tư sản yêu nước bấy giờ, bố mẹ ông cũng bỏ tiền, vàng ủng hộ chính quyền mới. Bản thân ông An sau đó cũng xin vào làm việc tại các xí nghiệp, công trường của nhà nước. Cái Tết trong thời kỳ bao cấp mặc dù không còn được sung túc như xưa nhưng trong gia đình ấy vẫn giữ được những giá trị truyền thống không dễ gì thay đổi.

Nồi bánh chưng ngày Tết của mẹ vào mỗi đêm giao thừa vẫn là sợi dây kết nối cả gia đình suốt mấy chục năm. Thời kì bao cấp khó khăn là thế, nhưng chưa năm nào Tết của nhà ông thiếu bánh chưng. Đến nay, mặc dù không còn tự gói nhưng năm nào ông An cũng dặn vợ mua vài cặp bánh chưng vừa mới gói để tự tay luộc. Cái mùi thơm của bánh chưng đang sôi bay khắp không gian của ngôi nhà khiến tâm hồn ông thư thái và đỡ nhớ hương vị Tết ngày xưa hơn.

Trải qua rất nhiều những thăng trầm, biến động của lịch sử, đến nay nếp sống xưa trong gia đình ông An vẫn được các thành viên cố gắng gìn giữ. Ngôi nhà hiện tại chỉ có hai vợ chồng ông An và người em gái út ở và chăm sóc.

Vào mỗi dịp lễ Tết, các thành viên đều cố gắng thu xếp về quây quần bên mâm cỗ gia đình. Ông An cũng cho rằng, ở mỗi thời kì thì phong vị của Tết đều có sự thay đổi. “Tôi cho rằng việc giữ Tết xưa còn là giữ văn hóa, truyền thống, nếp sống, sự hiếu khách của người Hà Nội chứ không nhất thiết phải giữ nguyên cách ăn Tết”, ông An chia sẻ.

bài liên quan
Nên ăn Tết bên nội hay bên ngoại?

Nên ăn Tết bên nội hay bên ngoại?

Cứ mỗi dịp chuẩn bị tới tết đến xuân về, những cô gái lấy chồng xa thường tranh luận với nhau về việc về ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại. Thông thường mọi người hay lấy chữ “Hiếu” để viện lý do để thuyết phục được về nhà ngoại đón tết theo ý mình muốn.
Hà Nội tổ chức loạt sự kiện văn hoá hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

Hà Nội tổ chức loạt sự kiện văn hoá hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

Hàng loạt sự kiện giới thiệu những nét tinh hoa văn hoá truyền thống độc đáo sẽ được tổ chức để hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11).
Cảm nhận không khí Tết xưa trong các ngôi nhà trên phố cổ Hà Nội

Cảm nhận không khí Tết xưa trong các ngôi nhà trên phố cổ Hà Nội

Một chút nét xưa nơi phố cổ sẽ giúp bạn nhớ về một thời Hà Nội đã từng đẹp và thơ mộng như thế qua bao thế hệ.
Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Ngày Di sản Việt Nam

Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Ngày Di sản Việt Nam

Từ ngày 19/11, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) sẽ tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng ngày Di sản Việt Nam (23/11).
Phố cổ Hà Nội: "Quyến rũ" về đêm..

Phố cổ Hà Nội: "Quyến rũ" về đêm..

Sau hơn một năm mở rộng thêm 6 tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội. Cứ vào 3 tối cuối tuần, tại các con phố đi bộ khu vực đền Bạch Mã, tuyến Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện - Hàng Buồm, Quan Đế, Hương Tượng, ngã năm Đông Thái - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Buồm. Người dân và du khách lại có dịp khám phá cuộc sống về đêm của phố cổ và thưởng thức các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống.
Khóc, cười chuyện ở phố cổ

Khóc, cười chuyện ở phố cổ

Trái với vẻ hào nhoáng của phố cổ, có những câu chuyện khó tin như muốn thay áo anh phải quỳ, thay quần thì chỉ có cách nằm sõng soài ra giữa nhà, cả gia đình 3 thế hệ sống trên nóc nhà vệ sinh. Những câu chuyện “dở khóc dở cười” mà người dân vẫn gọi vui là “phố khổ”.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.