Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 21 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 21°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Giáo dục vùng cao vượt khó

Sức khỏe - đời sống
18/11/2017 14:00
Viết Tôn - Việt Hoàng - Đỗ Bình / Theo Báo Tin tức
aa
Thời gian qua, vượt lên những khó khăn, gian khổ, dù phải trèo đèo lội suối, các thầy cô giáo vẫn bám bản, bám làng mang ánh sáng văn hóa đến với con em đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Hình ảnh những 'kỹ sư tâm hồn', những giáo viên vùng cao đi vận động học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số đến trường, duy trì sỹ số không còn xa lạ.


Nỗ lực đưa học sinh đến trường

Một ngày trời không mưa, chúng tôi không nhớ hết mình đã vượt qua bao dốc cao, suối sâu, cuối cùng cũng đến được bản Tia Ma Mủ, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (Lai Châu). Biết chúng tôi đến thăm, các thầy cô giáo mầm non, tiểu học cắm bản và các em học sinh nơi đây mừng lắm. Thầy Lò Văn Hiếu, dân tộc Thái năm nay vừa tròn 30 tuổi.

Quê thầy Hiếu ở xã Mường Tè cách bản Tia Ma Mủ, xã Tà Tổng hơn 200 km nhưng thầy đã tình nguyện lên đây làm giáo viên mầm non dạy trẻ. Ở vùng mưa rừng, gió núi này chuyện nam giới làm “cô nuôi dạy trẻ” chẳng có gì lạ bởi chỉ có nam giới mới trụ được ở vùng đất rừng nhiều hơn nước sinh hoạt.

Giờ lên lớp dạy hát của thầy Vằng Văn Vũ, Trường mầm non Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Giờ lên lớp dạy hát của thầy Vằng Văn Vũ, Trường mầm non Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Thầy Hiếu cho biết: “Dù chưa có gia đình riêng nhưng với lòng yêu trường, mến trẻ, mình tình nguyện lên đây dạy chữ cho con em đồng bào”. Điểm bản Tia Ma Mủ có 100% là đồng bào dân tộc Mông và là bản xa nhất xã Tà Tổng. Điểm trường cách trường trung tâm Nậm Ngà 15 km và cách trung tâm xã Tà Tổng gần 100 km. Cả bản hiện có 1 lớp tiểu học và 2 lớp mầm non; trong đó lớp mầm non có 40 cháu trong độ tuổi ra lớp từ 2 - 5 tuổi.

Thực hiện sự chỉ đạo của ngành giáo dục đào tạo Lai Châu, các điểm bản như Tia Ma Mủ, Pà Khà 1, Pà Khà 2, xã Tà Tổng và nhiều điểm bản khác trong tỉnh đã tổ chức tốt việc nuôi dưỡng học sinh theo chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên, đảm bảo đúng đủ, an toàn vệ sinh thực phẩm không để ra tình trạng ngộ độc thức ăn. Tạo được nề nếp thói quen cho học sinh trong sinh hoạt bữa ăn hàng ngày, nuôi dạy các bé tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp cũng như trong học tập.

Theo ông Đỗ Văn Hán, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu, năm học 2017 - 2018, ngành giáo dục Lai Châu đã triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó việc duy trì tỷ lệ chuyên cần là rất cần thiết. Làm được điều này, các thầy giáo, cô giáo ở những bản vùng cao xa xôi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã khắc phục khó khăn, có nhiều cách làm hay để thu hút học sinh dân tộc. Một trong những cách làm sáng tạo là giáo viên vùng cao ai cũng giỏi nghề “anh nuôi”, thay đổi bữa ăn phù hợp và lựa chọn thực phẩm hợp khẩu vị nên các em học sinh rất thích đến trường. Học sinh bán trú được ăn ngon, đầy đủ và tổ chức cho học sinh vui chơi, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện khiến nhiều em dù nhà xa, phải ở bán trú vẫn chăm ngoan, học giỏi...

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu, để duy trì sĩ số các lớp, từ đầu tháng 8, các thầy, cô giáo đã về các bản vùng sâu, vùng xa vận động học sinh tới trường. Vào dịp Tết dân tộc, mùa làm nương, học sinh về nhà không xuống lớp, các thầy cô lại lặn lội đi đến tận nhà xin bố mẹ, đưa các em quay lại trường. Nhờ đó những năm qua, ở Lai Châu, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt 80% trở lên và học sinh bỏ học giảm đáng kể.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu) có cơ sở trường lớp được đầu tư khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên, con đường đến trường của học sinh vùng cao không chỉ gập ghềnh đồi núi, sông suối cách trở, mà còn do hoàn cảnh thiếu thốn hay bố mẹ bắt đi nương rẫy đã cản trở ước mơ các em. Những năm trước đây, đến các điểm trường của xã Ta Gia, thường gặp cảnh vắng vẻ, đìu hiu vì lớp thiếu trò. Đầu năm học 2017 - 2018, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Ta Gia đã vận động được 349 học sinh ra lớp. Đây cũng là kỳ tích mà nhiều năm nay nhà trường mới đạt được.

Nói về công tác huy động học sinh ra lớp, thầy Đỗ Thế Bằng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Ta Gia chia sẻ: “Đến nay, trường đã huy động được 100% học sinh ra điểm trường trung tâm xã (2 điểm trường: Tèn Cò Mư, Hỳ vẫn còn lớp 1 và 2), đây là thành công lớn trong điều kiện thời tiết mưa lũ, giao thông khó khăn". Ngay từ đầu tháng 8, trường đã họp bàn, giao trách nhiệm từng cán bộ, giáo viên phụ trách xuống các bản tuyên truyền, vận động phụ huynh cũng như huy động học sinh đến trường; cùng cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời về chế độ, chính sách, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh tiếp tục đến lớp.

Ngoài ra, trường chỉ đạo cán bộ, giáo viên vệ sinh trường lớp học, khuôn viên nhà trường, khu bán trú đảm bảo xanh - sạch - đẹp, tạo môi trường sinh hoạt, học tập lành mạnh cho học sinh... Khu ăn, ở sinh hoạt của học sinh bán trú với 10 phòng ở khang trang, kiên cố được trang bị các giường tầng, phòng ở sạch sẽ, tư trang, quần áo, sách vở học sinh đều ngăn nắp, đúng quy củ. Khu nhà ăn và bếp nấu ăn được bố trí hợp lý, việc chế biến, bảo quản thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thầy Hà Văn Hải, giáo viên kiêm phụ trách công tác nội trú Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Ta Gia cho biết, dù nhà trường còn nhiều khó khăn, nhất là công tác bán trú, vì nhiều học sinh ở các bản thoát khỏi bản vùng II nên không được hỗ trợ chế độ ăn bán trú. Các thầy cô phải linh hoạt, lo mọi thứ kể cả việc mua chịu thực phẩm giúp học sinh đảm bảo bữa ăn. Một trở ngại trong việc huy động học sinh đến lớp là do xã Ta Gia giáp dòng sông Nậm Mu, dân cư sống không tập trung. Một số bản như Noong Quài chưa có điện, đường giao thông, trong khi bản bị chia cắt bởi sông Nậm Mu nên phải di chuyển bằng thuyền qua sông.

Để con đường đến trường của học sinh bớt chông chênh, những ngày cuối tuần, thầy cô giáo lại đi đò đưa đón các em về nhà và trở lại trường. Mỗi lần như vậy, thầy cô giáo lại hướng dẫn học sinh mặc áo phao, qui định an toàn khi đi thuyền... Mùa mưa, nước sông chảy xiết, những hôm mưa gió, các thầy cô phải đưa các em về tận bản. Có lần thầy cô lên bản vận động học sinh, khi về gặp mưa to, thuyền không thể qua sông, giáo viên phải ngủ lại lán nương của bà con.

Để duy trì sỹ số, ngoài việc khoán con số học sinh đến từng giáo viên và tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nhà trường còn thường xuyên phối hợp cấp chính quyền địa phương, cùng già làng, trưởng bản huy động học sinh ra lớp. Mỗi lần xuống bản làm công tác tư tưởng giúp các em đến trường không phải là điều dễ dàng. Các thầy cô tự rèn cho mình đức tính kiên trì để trò chuyện, vận động, thuyết phục bậc phụ huynh đưa con em đến trường.

Nhiều gia đình phải đến 3 - 4 buổi tối để lý giải, phân tích giúp bà con hiểu được sự học tích lũy kiến thức, nâng cao nhận thức trong cuộc sống, vận dụng trong cách làm ăn phát triển kinh tế. Được biết, năm học 2017 - 2018, Ban Giám hiệu Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Ta Gia đã vận động được các tổ chức, cá nhân, huy động kêu gọi mọi nguồn lực chung tay xóa các phòng học tạm ở các điểm bản, đưa học sinh về điểm trung tâm.

Cần quan tâm đến chế độ của giáo viên

Lãnh đạo các địa phương vùng Tây Bắc đều cho rằng, trong bất kỳ thời đại nào, người thầy vẫn luôn cần được tôn vinh và hưởng những chế độ về mặt vật chất một cách xứng đáng. Để nâng cao đời sống cho giáo viên, nhất là ở bậc mầm non, rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị. Việc điều chỉnh tiền lương cho giáo viên phải coi là bài toán tổng thể, được sự đồng thuận của toàn xã hội.

Nhà nước cần đầu tư về trường, lớp, có như thế ngành giáo dục các địa phương vùng khó khăn mới gặt hái được thành công. Bên cạnh đó cần quan tâm tới ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên miền núi nói riêng theo đúng nghĩa. Nhà giáo là người đào tạo ra đội ngũ trí thức trong tương lai, nên việc xem xét lại chế độ tiền lương, thu nhập của giáo viên là rất cần thiết nhằm tạo sự công bằng cũng như thu hút người tài đến với ngành giáo dục. Thời gian tới, Quốc hội cần xem xét lại lương của nghề giáo, nhất là đối với giáo viên mầm non; với mức lương của một giáo viên mầm non về hưu như vậy đã thỏa đáng chưa để tìm ra phương án giải quyết hợp lý.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, mức lương chung của ngành giáo dục hiện nay là thấp và Trung ương đang tiến hành khảo sát cải cách chế độ tiền lương, nên sẽ tính theo cách đóng bảo hiểm cao hơn và dài hơn để được hưởng cao hơn. Hiện còn nhiều bất cập trong ngành giáo dục, nhất là vấn đề về thu nhập.

Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có bước đột phá trong công tác giáo dục mầm non, thông qua các giải pháp nhằm nhận thức đúng vị trí bậc học nền tảng và đặc biệt quan trọng này. Cần nghiên cứu tăng lương cho giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục mầm non; đổi mới về nội dung, cách thức và mô hình giáo dục trẻ; quan tâm đào tạo đội ngũ nhà giáo, cô nuôi dạy trẻ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, hướng đến quyết tâm không còn những trường hợp như cô giáo Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh.

"Giáo viên mầm non vừa sử dụng trí tuệ, kỹ năng, tình yêu thương để giáo dục trẻ, nhưng đồng thời họ phải lao động chân tay để chăm lo bữa ăn, giấc ngủ và dỗ dành trẻ, họ rất xứng đáng để được nhận đồng lương cao hơn", đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

bài liên quan
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bỏ suy nghĩ "không quản được thì cấm"

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bỏ suy nghĩ "không quản được thì cấm"

Đó là một trong những lưu ý quan trọng được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025, diễn ra vào ngày 17/12 vừa qua.
Thực hiện Chỉ thị 30 nâng cao chất lượng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện Chỉ thị 30 nâng cao chất lượng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu bị cưỡng chế hơn 140 tỷ đồng

Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu bị cưỡng chế hơn 140 tỷ đồng

Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu – VIMICO tại bản Thác Cạn, thị trấn Tam Đường bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản để thi hành.
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Trong tổng diện tích 24.158,71m2 đất được UBND TP Hà Nội giao cho huyện Đan Phượng, có 1.559,07m2 đất để dùng xây dựng nhà ở xã hội.
Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Thấy chiếc xe đang di chuyển có biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng dừng để kiểm tra
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.