Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ.
Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan tọng của đổi mới GDMN. Khoa học với trẻ mầm non chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó hình thành nền tảng kiến thức vững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ giúp trẻ dễ làm quen và tiếp thu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên.
Trẻ em trong giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng. Bản chất việc học của trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ.
Mặt khác, trẻ mầm non rất tò mò và muốn chứng tỏ bản thân, do đó, chúng luôn quan sát và đặt câu hỏi với mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các đối tượng khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng nhau. Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.
Mặc dù hoạt động khám phá khoa học đã được đưa vào chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009, tuy nhiên, kết quả mang lại đến nay vẫn chưa được rõ nét nguyên nhân do trình độ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế và thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan cho trẻ còn chưa đáp ứng được tính thẩm mỹ và chính xác về kiến thức.
Không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động theo các hình thức khác nhau như theo các nhóm, cá nhân…, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng đủ theo quy định... Đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới các phương pháp giáo dục.
Đối với huyện Lạng Giang, một huyện đang rất phát triển, với mật độ dân số đông tại tỉnh Bắc Giang, nhu cầu gửi con vào các trường mầm non lớn. Trong những năm gần đây, các trường mầm non tư thục phát triển khá mạnh, cơ sở vật chất của các trường mầm non công lập cũng được quan tâm đầu tư tốt hơn. 21/21 trường mầm non trên địa bàn huyện đạt trường chuẩn quốc gia, 100% các trường đều đầu tư xây dựng khu khám phá trải nghiệm cho trẻ, cán bộ giáo viên thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và dựa trên kết quả đánh giá trẻ về các nội dung khám phá, việc thực hiện hoạt động khám phá cho trẻ tại một số trường mầm non đang bộc lộ một số hạn chế, chưa đồng đều về mặt chất lượng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức dạy học ở nhiều cơ sở mầm non trên địa bàn huyện Lạng Giang trong thời gian qua.
Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mầm non ở huyện Lạng Giang nói chung và chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ nói riêng, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang" để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục, với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn về giáo dục mầm non (GDMN) của huyện Lạng Giang hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên tại các trường mầm non trong huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang, đề tài đề xuất 5 biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học (KPKH) cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang:
- Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho giáo viên
- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường mầm non
- Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN
- Biện pháp 4: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN
- Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và khuyến khích động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
Các biện pháp trên đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học nói riêng và giáo dục toàn diện ở trường mầm non huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.