Sáng 23/11, Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã tổ chức hội thảo "Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về động đất và các kỹ năng phòng tránh rủi ro cho cộng đồng”.
TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý toàn cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam).
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý toàn cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho biết:
“Trong những năm qua, trước những tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước đã xảy ra nhiều trận động đất, và dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên kiến thức về động đất, sóng thần và các giải pháp phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro của cộng đồng dân cư và các cấp quản lý đang còn hạn chế. Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về động đất và các kỹ năng phòng tránh rủi do động đất cho cộng đồng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao kỹ năng ứng phó.”
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự được nghe phổ biến kiến thức về động đất và các kỹ năng phòng tránh rủi ro; các báo cáo tham luận từ chuyên gia.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
Cụ thể: những kiến thức cơ bản về động đất cần làm rõ trong hoạt động báo tin, thông tin về động đất; Hoạt động quan trắc, xử lý và báo tin động đất tại Việt Nam, năng lực và hình thức; Mức độ nguy hiểm động đất tại các vùng lãnh thổ của Việt Nam; Hợp tác quốc tế trong báo tin động đất và cảnh báo sóng thần tại Việt Nam; Các kỹ năng phòng tránh rủi ro động đất...
Cho đến nay chưa có quốc gia nào trên thế giới có thể dự báo chính xác (dự báo ngắn hạn) về thời gian sẽ xảy ra động đất (chỉ có thể dự báo dài hạn về động đất). Điều này dẫn đến việc ứng phó với động đất gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, hiểu biết về những biện pháp phòng tránh, là cơ sở đầu tiên giúp giảm nhẹ thiệt hại khi có động đất xảy ra.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, mặc dù không nằm trên "vành đai lửa” của các tâm chấn động đất mạnh trên thế giới, Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao.
Những trận động đất mạnh nhất với độ lớn (Magnitude-M) đạt tới 6,7-6,8 đã được ghi nhận trong lịch sử, điển hình như trận động đất năm 1935 tại Điện Biên M= 6,7, Tuần Giáo năm 1983 là M=6,8. Chỉ tính riêng từ năm 1903 đến năm 2021, hệ thống trạm địa chấn quốc gia đã ghi nhận trên 545 trận động đất với độ lớn trên dưới 4,0 ( động đất cơ độ lớn nhỏ, nhẹ) xảy ra tại khu vực Tây Bắc lãnh thổ nước ta.
Theo nghiên cứu có tổng cộng 46 hệ thống đới đứt gãy sinh chấn chính trên lãnh thổ, thềm lục địa và Biển Đông Việt Nam. Đây chính là nguồn nguy cơ tiềm ẩn hiểm họa động đất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào tại Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống các đập thủy điện trên khắp lãnh thổ Việt Nam cũng có thể trở thành nguồn gây động đất kích thích.
Sáng 5/4, tại Quảng Ninh, Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Pháp luật & Phát triển phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp”.
Ngày 30/3, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý Giáo dục và Pháp luật đã tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nhận biết hồ sơ, giấy tờ thật - giả theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 26/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Tăng cường phân cấp, phân quyền và chuyên nghiệp hoá công tác xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Ngày 6/12/2024 vừa qua, tại Nghệ An, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức Hội thảo Tập huấn với chủ đề “Tăng cường truyền thông về an toàn thực phẩm: Kết nối các nhà nghiên cứu, nhà báo và cộng đồng trong chuỗi giá trị thực phẩm có nguồn gốc động vật”.
Sáng 29/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
Phạm Thị Vân Anh khai nhận 4 thỏi kim loại màu vàng trên là vàng, Vân Anh nhận vận chuyển thuê cho một phụ nữ tên Quỳnh từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái để lấy tiền công.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.