Đó là ý kiến được đưa ra tại phiên họp toàn thể lần thứ 18 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của QH về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011-2020, diễn ra sáng 30/9.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống dưới 3%
Báo cáo kết quả 6 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của QH về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh khẳng định, thực hiện Nghị quyết 76, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động, phân công trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương; xác định rõ lộ trình thực hiện; triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo thông qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, theo đó đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.
Đặc biệt, các mục tiêu giảm nghèo đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu QH giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm. Ước tính đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, công tác giảm nghèo trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Đó là Chuẩn nghèo thu nhập chỉ bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015, hiện nay chỉ còn bằng khoảng 45% chuẩn mức sống tối thiểu, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm bằng chuẩn mức sống tối thiểu theo Nghị quyết 76 đặt ra; Chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Nguồn lực đầu tư cho người nghèo và các địa bàn nghèo, vùng đồng bào dân tộc và miền núi tuy đã được ưu tiên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn…
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2020, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho hay, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dân thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm.
Bên cạnh đó, trong 8 tháng đầu năm 2020, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường trên cả nước như xảy ra các đợt dông lốc, mưa đá, lũ lụt diện rộng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, lún sụt diễn biến phức tạp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đến hết năm 2020, Chính phủ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống dưới 3% (năm 2019 là 3,75%); tỷ lệ bình quân hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm xuống dưới 26% (năm 2019 là 27,85%).
Cần huy động thêm nguồn lực
Tại Phiên họp, đa số các thành viên Ủy ban Về các Vấn đề xã hội của QH đánh giá cao công tác thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đề xuất cần triển khai công tác này một cách hiệu quả, đúng đối tượng, tránh sự trùng lắp, chồng lấn với các chương trình khác.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đề nghị các Bộ ngành, địa phương cần quan tâm tới việc thống nhất phân cấp, phối hợp thực hiện các mục tiêu giảm nghèo một cách khách quan. Việc phân bổ nguồn lực phải rõ ràng, đến đúng đối tượng được thụ hưởng để tránh có địa phương dồn nguồn lực, có nơi không tìm ra và lãng phí ngân sách của Nhà nước.
Theo ĐB, ngoài công tác đảm bảo giảm nghèo, hướng tới xóa nghèo bằng cách cấp tiền, cơ sở vật chất, các địa phương cũng cần chú trọng tới những công việc khác như để người dân có thể tiếp cận với những thủ tục giảm nghèo, thoát nghèo một cách hiệu quả nhất…
Về nguồn lực giảm nghèo, ĐB Nguyễn Thanh Xuân (đoàn Cần Thơ) cho rằng, để có thêm kinh phí cho công tác giảm nghèo thì ngoài ngân sách Nhà nước cần huy động thêm sự đóng góp của xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Việc xác định tiêu chí hộ nghèo, cận nghèo cần được tính toán kỹ lưỡng, tránh sự chồng chéo giữa hộ nghèo ở miền núi và nông thôn.
Còn ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề nghị các Bộ ngành, địa phương cần có sự phối hợp, chắt lọc thật tốt khi thực hiện công tác giảm nghèo, tránh sự chồng lấn giữa các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
Cũng tại Phiên họp, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH tiến hành thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011-2020.
Tỉ lệ bao phủ BHYT đạt 89,3% dân số
Tại phiên họp chiều cùng ngày, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH cho ý kiến về việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2019. Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp cho thấy, tỉ lệ bao phủ BHYT đạt 89,3% dân số (85,95 triệu người); đối tượng BHYT hộ gia đình đạt 17,5 triệu, tăng 1,7% so với năm 2018. 28/63 tỉnh, TP có trên 90% dân số tham gia BHYT…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Ngày 15/3/2025, Công an xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, lực lượng công an xã vừa phối hợp với người dân bắt quả tang một đối tượng cướp giật tài sản tại một tiệm vàng trên địa bàn.
Chiều 14/3, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một người đàn ông ngoài 40 tuổi đã cướp vàng tại tiệm vàng M.K rồi bỏ chạy. Tuy nhiên, khi đang tìm đường thoát thân, đối tượng đã bị người dân địa phương phát hiện và vây bắt.
Ngày 10/3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết vừa bắt giữ Nguyễn Thị Hiền Trinh (28 tuổi) - đối tượng bị truy nã đặc biệt - ngay khi vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) từ nước ngoài.
Ngày 5/3, Công an phường 8, TP Vũng Tàu phối hợp với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập hồ sơ xử lý Nguyễn Hữu Sơn (SN 1999, ngụ Thanh Hóa) về hành vi cướp giật tài sản.
Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch sởi do Bộ Y tế vừa tổ chức.
Ngày 19/3, UBND tỉnh Bắc Kạn phát động phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm pháp luật về trật tự, ATGT".
Ngày 19/3, UBND tỉnh Bắc Kạn phát động phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm pháp luật về trật tự, ATGT".
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Hưng Yên, đang điều tra vụ án mạng xảy ra tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu. Nghi phạm là cháu ruột của nạn nhân.
Ngày 19/3, TAND tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Tấn Điều (SN 1989, ngụ xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng) 14 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án là hai người chị vợ của bị cáo (cùng ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng).
Bị bạn gái đòi chia tay, nam thanh niên tại Quảng Ninh mang dao chờ sẵn tại ngõ nhà bạn gái, khi thấy bạn gái đi làm về đối tượng đã dùng dao đâm nhiều nhát khiến bạn gái bị thương nặng.
Sau khi chuyển số tiền 800 triệu đồng đến các tài khoản do một đối tượng cung cấp người phụ nữ mới tá hoả phát hiện mình bị lừa và đã trình báo Công an.
Bộ Công an đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và nhiều sổ tiết kiệm liên quan đến Nguyễn Văn Hậu và các bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Công an TP Đà Nẵng truy tìm đối tượng nhận 2,4 tỷ đồng tiền đặt cọc và làm thủ tục cấp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không sang nhượng nhà và đất cho khách mà chuyển quyền sử dụng đất cho con trai.
Ngày 18/03/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến hai nhóm đối tượng tham gia hỗn chiến do tranh chấp đất đai tại TP. Phú Quốc (Kiên Giang) vào năm 2022. Trong vụ án này, 28 bị cáo bị truy tố tội gây rối trật tự công cộng, trong đó có các đối tượng, như: Nguyễn Văn Thái (Thai bus), Nguyễn Quốc Vinh, Lê Hoàng Cường (Cường Kobe), Lê Hoàng Kha, Võ Văn Chớt, Hồ Bảo Toànvà nhiều bị cáo khác.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.