Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 21 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 21°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Giai thoại kỳ lạ về lời tiên tri “sấm” Trạng Trình

Văn hóa
05/05/2020 18:00
Minh Châu - Tuệ Anh
aa
Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, ít có ông Trạng nào tên tuổi lại được nhắc đến với nhiều giai thoại kỳ bí như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dân gian truyền tụng về ông như một vị Thánh của nước Việt, với khả năng thấu thị và tiên tri về số mệnh, vận mệnh...


Anh191.

Toàn cảnh Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535), đời Mạc Đăng Doanh. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần không được chấp nhận, ông xin về an trí tại quê nhà.

Giai thoại kỳ lạ về sự ra đời của Trạng Trình

Quê hương Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm bên bờ sông Hàn, còn có tên là sông Tuyết. Nơi đây ông đã mở trường dạy học và sau khi ông mất, các học trò đã mượn tên sông mà tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Trong đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vế câu đối như sau: “Lý học thâm nguyên Trình tiên giác” (Dịch nghĩa: Trạng Trình hiểu sâu sắc lý học, biết trước các việc). Chính khả năng này đã tạo nên màn sương huyền thoại xung quanh cuộc đời ông.

Giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm trước hết gắn liền với giai thoại về người mẹ của ông. Truyện kể rằng, mẹ ông, bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, là một phụ nữ tài năng mẫn tiệp, tinh thông lý số. Sống dưới thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông), bà đã biết trước rằng nhà Lê sẽ suy yếu nên có ý kén một người chồng có tướng sinh quý tử để tính chuyện đại sự quốc gia. Kén mãi không gặp người vừa ý, mãi đến năm ngoài 30 tuổi, bà đành kết bạn với ông Nguyễn Văn Định, học trò Quốc Tử Giám và sinh ra Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mộng lớn của bà sẽ sinh ra con làm Thiên tử, chứ không chịu công hầu khanh tướng. Vì thế, hôm động phòng hoa chúc, bà cắm chiếc đũa ở ngoài sân và dặn chồng: “Khi bóng trăng đến chiếc đũa, ông mới được nhập phòng”. Đợi lâu quá, ông Định nóng ruột đẩy cứa bước vào, bà trách: “Ông vội vàng như thế, con cái sau này chỉ làm đến Tứ trụ hoặc đỗ Trạng nguyên là cùng, chứ không thể làm được Hoàng đế”.

Anh192.

Bức tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm tại trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Vĩnh Long)

Một hôm, khi bế con chơi ở bến đò Hàn, bỗng thấy một người tướng mạo phi phàm bà liền than rằng: “Sao ta không sớm gặp người này?”. Người đó chính là Mạc Đăng Dung. Thực ra, đây chỉ là giai thoại, chứ sự thực khi đó Mạc Đăng Dung mới chỉ là một cậu bé.

Hôm khác, bà đưa con về quê, dọc đường gặp một thầy tướng Trung Hoa. sau khi liếc nhìn dung mạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy tướng buột miệng khen: “Tướng mạo của thằng bé này không phải tầm thường. Nhưng vì nước da hơi thô nên chỉ làm đến Trạng nguyên thôi”.

Lớn lên, Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học quan bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Một hôm, cụ Lương Đắc Bằng ốm, biết mình không sống được bao lâu, bèn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm lại, chỉ cho ông một cái tráp để trên đầu giường, giở ra lấy một bộ sách quý. Cụ Bằng nói: “Thầy cho con cuốn sách quý này vì chỉ có con mới có thể hiểu được nó. Lúc thầy đi sứ qua Tàu, có gặp một cụ già trao cho thầy cuốn sách này và nói: ‘Ta không cho nhà ngươi mà nhờ người đem về giao cho một người An Nam’. Thầy ngạc nhiên hỏi tên người đó, cụ già bảo: ‘Không cần, chừng nào trong tâm linh nhà ngươi muốn cho ai là người ấy được phần’. Sau này thầy mới biết cụ già đó là một dị nhân”. Bộ sách ấy chỉnh là cuốn “Thái Ất thần kinh”. Nhiều người cho rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhờ nghiên cứu cuốn sách này mà thông suốt được mọi việc trong quá khứ, tương lai.

Câu chuyện trong dân gian

Tối 30 Tết năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò ở xa đến bỗng ngoài cửa có tiếng gọi. Ông sai gia nhân ra bảo người đó hãy chờ một chút. Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì. Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ “Thiết đoản mộc tràng”, nghĩa là “sắt ngắn gỗ dài”. Người học trò nói: “Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài, theo ý con, người này vào đây chắc hắn chỉ có mượn cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì nữa”. Nguyễn Bỉnh Khiêm cười: “Tôi lại đoán anh ta vào mượn cái búa”.

Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật! Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng, Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích: “Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 Tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì? Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để bổ củi nấu bánh chưng. Bấm quẻ đã trúng, nhưng phán đoán phải có biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm”. Người học trò nghe xong rất khâm phục.

Lại có giai thoại khác kể rằng, ở quê ông có một người học trò nghèo tên Bùi Sinh, một hôm đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về kế làm giàu. Ông hỏi năm, tháng, ngày, giờ sinh của anh ta rồi bảo: “Sáng mai, đúng vào giờ Dần anh cứ ra chỗ bờ sông mà đón, hề gặp cái gì, dù dơ bẩn thế nào cũng vớt lên, anh sẽ giàu đấy!”. Bùi Sinh lạy tạ ra về.

Theo lời dặn, anh ta ra ngồi ở mé sông để đợi. Vừa lúc đó, trời đổ mưa xuống như trút nước, anh ta thối chí, định quay về. Nhưng nghĩ ráng kiên nhẫn xem lời cụ Trạng nói có đúng không. Ngồi chờ mãi, bỗng từ xa, một thây người chết theo sóng tạt vào bờ, chình ình ngay trước mặt anh ta. Theo lời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm hễ gặp gì vớt nấy nên mặc dù cái thây người đang thời kỳ phân hủy, anh vẫn cố gắng vớt lên. Khi đem được thây người lên bờ. trời bỗng tạnh mưa.

Nghĩ là điềm lành, anh ta xem lại đó là xác một người con gái, nhìn phục trang thì là người Trung Hoa, trên người đem theo rất nhiều ngọc ngà châu báu và vàng bạc. Bùi Sinh liền lấy lại số của cải đó và chôn cất người con gái xấu số một cách cẩn thận. Trên đường trở về, anh phục tài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vô cùng.

Sau đó chừng nửa tháng, bỗng có thông cáo rằng có một công chúa đi thuyền chơi Nam Hải, không may thuyền bị bão đánh, tất cả mọi người trên thuyền đều chết hết, không biết thi thể công chúa trôi dạt đến đâu. Nếu người Nam nào vớt được xác hãy báo sang thiên triều sẽ được trọng thưởng. Thế là Bùi Sinh được thưởng không biết bao nhiêu tiền của. Từ một anh học trò nghèo rớt mùng tơi, anh ta bỗng trở nên một nhà cự phú giàu nhất vùng.

Tiếng tăm của cụ Trạng Trình qua đó cũng được truyền đi khắp nơi. Dân miền Vĩnh Lại quê hương Nguyễn Binh Khiêm hiếu học và trọng khoa cử, nhưng đỗ đạt lại ít. Trong khi các vùng xung quanh phát tích không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt. Trước thực trạng đó, dân Vĩnh Lại nghĩ lấy làm tức, các sĩ tử bèn rủ nhau đến hỏi Trạng Trình. Nhưng ông không trả lời, chỉ bảo thiên cơ bất khả lộ.

Thấy mọi người có vẻ không hài lòng, Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn làm một con ngựa đá để ở bên này bờ sông Vĩnh Lại. Trên lưng con ngựa ông cho khắc 2 câu thơ chữ Nho: “Hà thời thạch mã độ giang/Thứ thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu” (Dịch nghĩa: Bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng).

Ngày tháng trôi qua, con sông Vĩnh Lại mỗi ngày một lở thêm để bồi sang bên kia. Đến cuối đời Hậu Lê, con ngựa đá không biết chạy lại sang sông được. Dân làng Vĩnh Lại chờ đón tin mừng. Đi đâu cũng thấy bàn tán về chuyện con ngựa đá ở bờ sông Vĩnh Lại. Con gái khắp nơi thi nhau về làng Vĩnh Lại, trong đầu nghĩ mong mình có thể trở thành bà đô đốc hay bà quận công.

Giữa lúc ấy, cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn trong Nam xảy ra. Quân Tây Sơn thắng, thừa cơ đem quân ra tiêu diệt chúa Trịnh ở phía Bắc, trao lại quyền bính cho nhà Lê. Nhưng sau khi vua Hiển Tông mất, vua Chiêu Thống lên ngôi, dòng dõi Trịnh lại quay trở lại. Vua Lê phải mật báo Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ở Nghệ An ra giúp.

Dẹp tan con cháu chúa Trịnh, Chỉnh lại chuyên quyền và ra mặt chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ liền sai tướng Vũ Văn Nhậm đem binh ra đánh Chỉnh. Quân Nhậm tiến gần Thăng Long, Chỉnh đem vua chạy trốn. Nửa đường, Chỉnh bị quân Nhậm bắt sống, vua đành giả dạng dân thường mang ấn trong người chạy trốn đến vùng Vĩnh Lại. Dân làng Vĩnh Lại cho rằng đó là điềm trời xui, mới rước vua về đình và thảo hịch chiêu mộ quân sĩ chống lại quân Tây Sơn. Sẵn ấn tín, dân làng bức vua phải ký giấy phong tước cho mình.

Thế là chỉ trong mấy ngày, các thành viên trong làng đều được phong thành quận công, đô đốc. Tương truyền, tướng Vũ Văn Nhậm đem quân tràn đến. Dân làng Vĩnh Lại chống cự không được, bao nhiêu đô đốc, quận công đều bị giết hoặc bị bắt.

bài liên quan
Vinh danh, trao giải các tác phẩm báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông

Vinh danh, trao giải các tác phẩm báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông

Tối 8/12, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Lễ trao giải Báo chí năm 2024. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT; đồng chí Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cùng các ủy viên Ủy ban ATGT Quốc gia; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, các ban ATGT địa phương và các tác giả có các tác phẩm đạt giải.
Perfect Global Việt Nam vinh danh đại lý kinh doanh xuất sắc

Perfect Global Việt Nam vinh danh đại lý kinh doanh xuất sắc

Chương trình đại hội khởi động với chủ đề "Kỷ nguyên Perfect - Vươn tới đỉnh cao" vào ngày 26/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội thu hút hàng trăm khách hàng tham gia. Chương trình đã vinh danh nhiều đại lý, khách hàng… có thành tích trong kinh doanh.
Thực hiện Chỉ thị 30 nâng cao chất lượng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện Chỉ thị 30 nâng cao chất lượng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Trong tổng diện tích 24.158,71m2 đất được UBND TP Hà Nội giao cho huyện Đan Phượng, có 1.559,07m2 đất để dùng xây dựng nhà ở xã hội.
Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Thấy chiếc xe đang di chuyển có biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng dừng để kiểm tra
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.