Họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 6/11. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Vì sao giá xăng tăng mạnh?
Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi của Dân trívề các vấn đề liên quan tới giá xăng dầu, than và giá vận chuyển tăng cao.
Ông Đỗ Thắng Hải cho biết, trong những tháng cuối năm, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát. Nhưng giá nguyên liệu trên thế giới như xăng dầu, than, giá vận chuyển cũng tăng rất cao ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số CPI và lạm phát.
Cụ thể, chỉ số CPI tháng 10 đã giảm 0,2% so với tháng trước nhưng tăng 1,77% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng năm nay, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Đồng thời, lạm phát cơ bản tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020. "Tuy nhiên, cả năm nay chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI cả năm sẽ vào khoảng 2%, thậm chí dưới con số này", ông Hải khẳng định.
Dù thế, Thứ trưởng Hải cho rằng, bước sang năm 2022, nền kinh tế thế giới và trong nước có khả năng phục hồi mạnh mẽ khi đạt miễn dịch cộng đồng, nhưng sẽ tạo ra áp lực lên lạm phát rất lớn. Việc các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, than, giá vận chuyển tăng sẽ ảnh hưởng tới giá thành, chi phí sản xuất tăng theo. Từ đó, giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân. Đồng thời ảnh hưởng tới các doanh nghiệp với mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước.
Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải lý giải nguyên nhân giá xăng tăng thời gian qua (Ảnh: VGP).
Cũng theo ông Đỗ Thắng Hải, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo và các bộ ngành đã vào cuộc để giảm áp lực việc tăng giá thành. Riêng với Bộ Công Thương, mặt hàng xăng dầu đã được liên bộ Công Thương - Tài chính sử dụng linh hoạt, hiệu quả quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng trong nước so với mức tăng cao của thế giới.
Theo ông Hải, từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường thế giới dùng để tính giá cơ sở tăng 59,08 - 76,03%. Tuy nhiên, do Việt Nam sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước từ đầu năm tới nay chỉ tăng 40,23 - 52,59%.
"Mặc dù đây là mức tăng rất cao ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và người dân, nhưng cũng là cố gắng, nỗ lực của liên bộ và Chính phủ. Vì chúng ta chỉ sử dụng quỹ bình ổn", Thứ trưởng nói.
Đối với mặt hàng điện, đại diện Bộ Công Thương cho biết, mặc dù theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, khi giá các mặt hàng đầu vào để sản xuất ra điện tăng, có thể điều chỉnh giá điện. Nhưng các Bộ đã báo cáo chính phủ năm 2021 sẽ không tăng giá điện. Hai năm qua, trên cả nước đã có 5 đợt hỗ trợ giảm giá điện. Tổng số tiền hỗ trợ lên tới 16.650 tỷ đồng. Thế nhưng, việc điều chỉnh giá điện trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào diễn biến của tình hình thế giới và thị trường trong nước.
Để xử lý vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương đưa ra các một số giải pháp như cần có biện pháp để kiểm soát lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho nhu cầu; theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, kể cả lạm phát của các nước để có sự tham khảo kịp thời.
Đặc biệt, ông Hải cho rằng, cần đánh giá mặt hàng nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hoặc trong dài hạn trong nước để đưa ra chính sách phù hợp. Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Thông tin phải kịp thời, rõ ràng, chính xác về các chính sách, giải pháp điều hành của chính phủ, các bộ ngành, địa phương nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường.
"Dự báo giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó cần nỗ lực đàm pháp để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác từ các cấp cao nhất của Chính phủ, các Bộ ngành, doanh nghiệp đối với các nước có nguồn có tài nguyên dồi dào", ông Hải nói và chia sẻ thêm, cần hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn để đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất. Qua đó, kiểm soát lạm phát và đảm bảo sự ảnh hưởng nhỏ nhất tới đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.
Kinh tế đã khởi sắc nhưng còn tiềm ẩn rủi ro
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho hay, nhờ kiểm soát dịch bệnh, nền kinh tế từng bước mở cửa, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần ổn định trong trạng thái bình thường mới, kinh tế - xã hội tháng 10 đã khởi sắc hơn so với tháng 9.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 6,9% so với tháng trước, 10 tháng tăng 3,3%. Nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định. Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 10 tăng 111,2% về số lượng và tăng 73,9% về vốn so với tháng 9; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,8%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng tăng 22%, trong đó xuất khẩu tăng 16,6%; nhập siêu giảm mạnh so với 9 tháng.
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cho rằng, kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro và sức ép lạm phát do nhiều mặt hàng tăng mạnh trên thị trường quốc tế và chỉ số lạm phát ở nhiều nước tăng mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công thấp, một số chuỗi sản xuất, lao động chưa phục hồi, đời sống một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát....
Ông Trần Văn Sơn cho hay kết luận phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; giám sát chặt chẽ nợ xấu; cơ cấu lại nợ và có giải pháp tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp có khả năng lan tỏa về tăng trưởng; tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy đầu tư công. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện chương trình phục hồi kinh tế.
Cùng với đó là bảo đảm cung cầu hàng hóa, chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, không để thiếu hàng hóa; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường và quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả về giá các mặt hàng thiết yếu; nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại; từng bước mở cửa thị trường du lịch quốc tế gắn với áp dụng hộ chiếu vaccine, tạo điều kiện khôi phục thị trường du lịch.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông tin từ Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo của Công ty TNHH vẻ đẹp Francia do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thông tin Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm gel mụn Profiderm Azelaic Gel do Công ty Lidera Trading Ltd OOD nước Bungari sản xuất.
Phạm Thị Vân Anh khai nhận 4 thỏi kim loại màu vàng trên là vàng, Vân Anh nhận vận chuyển thuê cho một phụ nữ tên Quỳnh từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái để lấy tiền công.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.