Ngày 20/10 vừa qua, liên Bộ Tài Chính - Công Thương đã có văn bản chỉ đạo điều chỉnh giá bán lẻ mặt hàng xăng, dầu trong nước. Sau khi điều chỉnh giá, hầu hết các mặt hàng xăng, dầu đều tăng.
Việc giá xăng tăng liên tục như vậy được liên Bộ cho rằng, bối cảnh giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới bình quân 15 ngày qua tăng mạnh.
Trong đó, xăng RON 92 ở mức 59,995 USD một thùng; dầu diesel 61,382 USD một thùng; dầu hỏa là 61,338 USD một thùng và dầu madut ở mức 285,588 USD một tấn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc giá xăng dầu trong nước liên tục tăng không chỉ có nguyên nhân giá mặt hàng này trên thị trường thế giới đang tăng trở lại mà còn bởi phải chịu quá nhiều thuế, phí.
|
Xăng, dầu tăng là do các loại thuế phí. |
Cụ thể ngày 4/10, Bộ Tài chính công bố các mức thuế đối với mặt hàng xăng là 16,22% (quý trước là 15,74%), dầu diesel là 2,1%, (quý trước 1,84%), dầu hỏa và dầu madut vẫn giữ nguyên mức 0%.
Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) của xăng được tính trên mức giá ra thị trường của các DN đầu mối thay vì được tính trên giá đầu vào. Như vậy cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt còn bao gồm nhiều loại thuế khác.
Liên bộ Công Thương - Tài chính đã có văn bản chỉ đạo điều chỉnh giá bán lẻ mặt hàng xăng, dầu trong nước từ 16h45 ngày 20/10.
Theo đó, giá bán lẻ mỗi lít xăng RON 92 tăng thêm 441 đồng một lít; xăng E5 tăng 392 đồng một lít. Các loại dầu tăng từ 520 đến 599 đồng một lít, kg.
Liên Bộ cũng quyết định tăng mức chi Quỹ bình ổn giá 300 đồng một lít, kg với các mặt hàng xăng, dầu. Cụ thể, mức chi với xăng RON 92 và E5 là 600 đồng một lít; dầu hoả và diesel là 300 đồng một lít.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng 10 lần, giảm 8 lần và 2 lần giữ nguyên giá.