Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1268/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
Trước đó, ngày 17/10/2023, Thủ tướng có Công điện 972/CĐ-TTg về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Vào hồi tháng 6 và tháng 8/2023, Thủ tướng cũng đã có 2 công điện có nội dung liên quan.
Những việc này nhằm triển khai các Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII), Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XV), Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ).
Theo quy định tại Nghị quyết 117/NQ-CP của Chính phủ, chậm nhất ngày 31/10/2023, UBND cấp tỉnh phải gửi phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của địa phương đến Bộ Nội vụ. Nhưng theo số liệu tổng hợp, cách đây 10 ngày, còn 50 tỉnh, thành đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện phương án, chưa bảo đảm theo yêu cầu tiến độ chung.
Theo dự kiến, 63 tỉnh, thành (giai đoạn 2023 - 2025) phải sắp xếp với khoảng 33 đơn vị hành chính cấp huyện và hơn 1.300 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, chưa tính số ĐVHC thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu.
Năm 2018, Bộ Chính trị (khóa XII) có Nghị quyết 37-NQ/TW nhận định: Việc chia, tách ĐVHC các cấp thời gian qua nảy sinh một số bất cập và hạn chế. Nhiều ĐVHC cấp huyện, cấp xã quy mô quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển...; nguồn lực của địa phương và Trung ương bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
Một vấn đề nữa, càng chia tách thì ngân sách nhà nước càng phải chi, bởi thu tại một số địa phương không đủ cân đối chi thường xuyên. Nhà “đông con”, nhưng nhiều con “nghèo”, nên phải “trợ cấp” và cũng không thể chi mãi. Quản trị gia đình và quản trị quốc gia, có nét giống nhau về nguồn lực, trách nhiệm tự chủ.
Tất cả cùng hy vọng việc sắp xếp ĐVHC lần này phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; góp phần làm cho bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Việc sắp xếp ĐVHC sẽ phải trải qua lộ trình xây dựng phương án, kiện toàn bộ máy, hoàn thành chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi đơn vị hành chính mới. Tất cả đều phải có thời gian, kinh phí. Do vậy, một trong những giá trị cốt lõi là sắp xếp có giá trị lâu dài và phát triển.
Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 168 đơn vị hành chính cấp xã.
Sáng 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 37 để xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của một số tỉnh thành phố.
Số lượng tài sản, tài chính dôi dư dự kiến khoảng 2.700, còn số cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã còn dôi dư dự kiến lên đến 21.700 người.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Thế giới đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma túy diễn ra ngày càng phức tạp, gia tăng về tính chất và mức độ. Tại Việt Nam, tình hình tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến trọng điểm.
Shan tuyết có nghĩa là “tuyết trên núi”. Lá chè, búp chè được phủ một lớp nhung trắng như tuyết. Đây là đặc điểm mà không giống chè nào trồng ở các vùng trung du và đồng bằng có được.
Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này chính là nghề dệt thổ cẩm. Những sản phẩm thổ cẩm của người dân Tây Bắc không chỉ đẹp mắt, tinh xảo mà còn mang đậm giá trị truyền thống.
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 tổ chức dịch vụ thu, 786 điểm thu và 1.671 nhân viên thu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
70 năm nhìn lại sự kiện “chấn động địa cầu”, sự kiện đã khiến thế giới ngỡ ngàng trước sức chiến đấu và giành thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Một huyền thoại góp phần cho chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy chính là hành trình kéo những khẩu pháo nặng trên 2 tấn vào trận địa hoàn toàn bằng sức người qua những con đường đèo núi quanh co, đầy nguy hiểm, sự kiện mà chính những chuyên gia quân sự hàng đầu đương thời cũng cho rằng là phí lý và không thể thực hiện được.
Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 239.480 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nhận định tại phiên chất vấn ngày 18/3, các công ty xổ số phát triển ở phía Nam nhiều hơn phía Bắc và miền Trung. Chỉ riêng thị phần xổ số truyền thống tại miền Nam chiếm đến 93,3% thị trường xổ số cả nước.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.