Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Gia đình ông Trịnh Văn Bô: “Bà đỡ” tài chính của Chính quyền cách mạng

Dân sự & tố tụng dân sự
16/01/2023 12:55
Đại biểu nhân dân
aa
Năm 1992, để triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Bộ Chính trị giao Đảng đoàn Mặt trận phối hợp với Ban Dân vận Trung ương chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất” vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.


Tổ văn kiện do đồng chí Lê Quang Đạo, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận làm Tổ trưởng. Vấn đề tư sản dân tộc lần đầu tiên được đặt ra nghiên cứu theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI - Đại hội đổi mới để “giai cấp công nhân không chỉ đoàn kết với nông dân, trí thức và các tầng lớp xã hội khác mà còn liên minh, hợp tác lâu dài với giới doanh nghiệp tư nhân vì lợi ích của hai bên theo đúng pháp luật và vì lợi ích chung của đất nước”.

Lật lại những tài liệu của Mặt trận Việt Minh, Liên Việt và MTTQ Việt Nam, đọc lại những bài viết của báo Cứu Quốc những năm đó, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử - những người đã từng được sự giúp đỡ của nhà tư sản dân tộc yêu nước. Và cuối cùng là tiếp cận với chính những “bà đỡ” về tài chính của chính quyền cách mạng khi đất nước mới giành được độc lập. Trong bản danh sách các “bà đỡ” cùng những đóng góp về tiền bạc, sức lực, tài trí gửi kèm dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị nổi lên gia đình các ông Trịnh Văn Bô và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ; Đỗ Đình Thiện và bà Trịnh Thị Điền, Nguyễn Sơn Hà, Ngô Tử Hạ...

Ông Trịnh Văn Bô là một doanh nhân Việt Nam thành đạt ở giữa thế kỷ XX. Ông là một nhà tư sản dân tộc, từng tham gia Mặt trận Việt Minh, vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công, gia đình ông đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gấp đôi ngân khố Chính phủ lúc đó: Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi 48 Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là hàng buôn tơ lụa nổi tiếng của những năm 40 thế kỷ trước. Chính tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở vào những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9.1945 và cho ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông sinh năm 1914 tại làng Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, tỉnh Sơn Tây, nay là xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, lại được học hành đến nơi đến chốn, thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông được gửi sang Pháp du học. Học được hơn một năm, ông bị bố gọi về để “nối nghiệp kinh doanh của gia tộc”[1].

Năm 1932, ông xây dựng gia đình và được cha mẹ cho ra ở riêng tại số nhà 48 Hàng Ngang và kế thừa tên hiệu Phúc Lợi.

Với phương châm “Lộc bất tận hưởng”, mỗi lần buôn may, bán đắt, gia đình đều dành một phần để làm phúc.

Theo gia đình kể lúc ngày đầu khởi nghiệp, sau khi ra ở riêng, bố mẹ cho 30 nghìn Đông Dương làm vốn. Do cần cù, biết tính toán, nắm bắt thời cơ và tiết kiệm cộng với uy tín của cha nên việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và liên tục phát triển. Phúc Lợi trở thành thương hiệu nổi tiếng cả trong Nam, ngoài Bắc, sang Lào, Campuchia, thậm chí có giao dịch buôn bán với cả thương nhân Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Do kinh doanh thuận lợi, công tác từ thiện ngày càng được mở rộng: Từ việc tài trợ 100 chiếc đại tiểu - để di dời hài cốt ở nghĩa trang Nghĩa Hưng đến ủng hộ vật chất cho những gia đình bị bom Mỹ - Nhật ném xuống Đông Khê, Thất Khê rồi ủng hộ những làng bị lũ lụt ở Hưng Yên, mua chăn cấp cho trẻ sơ sinh ở các nhà thương, cứu giúp những người bị đói từ khắp nơi đổ về Hà Nội.

Thấy được chữ Tâm ở một gia đình tư sản, Việt Minh cử các đồng chí Tạ Văn Lưu và Tạ Văn Thực bí mật đến gặp gỡ, tuyên truyền, vận động. Kết quả là ngày 14.11.1944, ông bà và người con cả chính thức gia nhập Việt Minh.

Ngày 29.3.1945 đồng chí Khuất Duy Tiến - một cán bộ cách mạng vừa vượt ngục trở về được một người bạn đưa đến gặp gia đình ông bà. Ông Tiến thông báo về tình hình thời cuộc, về “đêm trước của cuộc cách mạng” và nêu rõ: Lúc này Việt Minh rất cần tiền để xây dựng và tổ chức phát triển lực lượng. Ông Trịnh Văn Bô xin được thoát ly. Thay mặt tổ chức, đồng chí Khuất Duy Tiến khuyên: “Cô chú ở lại, tiếp tục kinh doanh sẽ có lợi cho cách mạng hơn. Tuyên truyền, vận động mọi người ủng hộ tiền bạc cho Việt Minh cũng là nhiệm vụ cách mạng. Việt Minh lúc này cần rất nhiều tiền. Nói thật với cô chú là 5 xu mua báo cũng khó và quỹ chỉ còn mấy trăm bạc”.

Gia đình hứa sẽ ủng hộ Việt Minh một vạn đồng Đông Dương (tương đương 25 cây vàng), sẽ giao tiền vào tuần sau.

Đúng hẹn, đồng chí Khuất Duy Tiến đến nhận số tiền gia đình hứa và càng vui hơn khi được gia đình hứa ủng hộ tiếp một vạn đồng nữa. Tính đến ngày 19.8, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ Việt Minh 8 vạn 5 nghìn đồng Đông Dương (tương đương 212,5 cây vàng - theo thời giá khi đó).

Trước những khó khăn mới của chính quyền cách mạng non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra hàng loạt những giải pháp nhằm huy động sức dân “bảo vệ nền độc lập mong manh của mình”.

Ngày 4.9.1945, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, thừa lệnh Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ban hành Sắc lệnh lập quỹ mang tên “Quỹ Độc lập” để thu nhận tiền, vàng, các đồ vật có giá trị. Ông bà Trịnh Văn Bô được tiến cử vào Ban Vận động. Gia đình tiếp tục đóng góp cho “Quỹ Độc Lập” hai mươi vạn đồng Đông Dương, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn một triệu đồng cho quỹ. Trong “Tuần lễ vàng” gia đình đóng góp 117 cây vàng và vận động nhân dân ủng hộ hơn một nghìn cây vàng.

Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời từ chiến khu về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã từng được dùng làm nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Chính tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tiếp các sĩ quan OSS Archimedes Patti và Alison Thomas.

Các lễ phục của các vị lãnh đạo Việt Minh trong ngày Lễ Độc lập phần lớn là do gia đình ông Trịnh Văn Bô cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp mặc các bộ comple của ông Trịnh Văn Bô. Riêng chiếc áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may là do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp.

Ngày 19.12.1946 - ngày Toàn quốc kháng chiến. Cũng như nhiều gia đình Hà Nội khác, cả gia đình ông Trịnh Văn Bô tản cư lên Cao Bằng còn bản thân ông công tác tại Văn phòng Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc.

Năm 1954 thi hành Hiệp định Geneve về Đông Dương. Thủ đô được giải phóng. Năm 1955 cả gia đình ông trở về Hà Nội. Ông Trịnh Văn Bô được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội và giữ chức vụ đó cho đến ngày về hưu. Ông mất năm 1988 thọ 74 tuổi.

Ghi nhận công lao đóng góp của gia đình ông Trịnh Văn Bô, ngay sau ngày kết thúc Tuần lễ vàng, gia đình được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một chiếc ngà voi trên đó có 15 con voi con. Cả 2 ông bà đều được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Năm 2006, ông được truy tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” cùng 3 doanh nhân nổi tiếng khác là Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà. Năm 2014 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ bà Hoàng Thị Minh Hồ, Bộ Tài chính có biên soạn cuốn “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Nhà nước và ngành tài chính.

---

[1] Đại đoàn kết dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Tài liệu lưu hành nội bộ, trang 16, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát hành. Theo lời kể của Trịnh Lương và Trịnh Cần Chính - các con trai ông.


Tác giả: Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(Nguồn: https://daibieunhandan.vn/goc-chuyen-gia/gia-dinh-ong-trinh-van-bo-ba-do-tai-chinh-cua-chinh-quyen-cach-mang-i314232)

bài liên quan
Hà Nội chính thức có phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô

Hà Nội chính thức có phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô

Tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô ở quận Nam Từ Liêm, dài 900m, rộng 50m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương.
Đặt tên phố người hiến 5.000 lượng vàng: "Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"

Đặt tên phố người hiến 5.000 lượng vàng: "Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"

Đó là ý kiến của ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) cho biết trong việc hoãn đặt tên cho cụ thân sinh ông trên con phố mới.
Gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ tặng tiền phúng viếng cho đồng bào lũ lụt và các cháu nhà nghèo học giỏi

Gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ tặng tiền phúng viếng cho đồng bào lũ lụt và các cháu nhà nghèo học giỏi

Toàn bộ số tiền phúng viếng cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sẽ được gia đình của cụ gửi tặng cho đồng bão lũ lụt, cho quỹ khuyến học.
Hàng nghìn người xếp hàng vào viếng người hiến tặng Cách mạng hơn 5.000 lượng vàng

Hàng nghìn người xếp hàng vào viếng người hiến tặng Cách mạng hơn 5.000 lượng vàng

Vào 13h30 chiều 13/11, tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đã diễn ra lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - người hiến tặng Nhà nước hơn 5.000 lượng vàng cho Cách mạng.
Dự kiến đặt tên đường Trịnh Văn Bô: Ý tưởng và hiện thực đang vênh nhau?

Dự kiến đặt tên đường Trịnh Văn Bô: Ý tưởng và hiện thực đang vênh nhau?

Nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ dự kiến được đặt tên cho đoạn đường trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Cận cảnh con đường sẽ mang tên người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng

Cận cảnh con đường sẽ mang tên người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng

Tuyến phố sắp mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Xe ô tô chở dăm gỗ khi đi vào vòng xoay đã tự lật, đè lên xe máy trên xe có 3 người đang lưu thông cùng chiều.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Tin bài khác
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Tại vòng xoay ngã 5 đường Tây Sơn- Nguyễn Thái Học đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người tử vong.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng ngày 21/10 theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Nghệ An: Vùng quê rúng động vì dường dây “tín dụng đen” trăm tỷ vỡ nợ

Nghệ An: Vùng quê rúng động vì dường dây “tín dụng đen” trăm tỷ vỡ nợ

Khi nghe tin đường dây “tín dụng đen” huy động hàng trăm tỉ đồng vỡ nợ, trong đêm, nhiều người đã mang loa, phát nhạc trước nhà chủ nợ để đòi tiền
Hiệu trưởng xin nghỉ việc sau vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả

Hiệu trưởng xin nghỉ việc sau vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả

Cô Phan Thị Hán Huệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có đơn xin nghỉ việc sau vụ giáo viên tố bữa cơm trưa bị ăn chặn.
Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Quốc hội làm công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8

Quốc hội làm công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8 khai mạc vào ngày 21/10 tới đây.
Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chiều ngày 19/10, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội diễn ra buổi huấn luyện thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.