Vào ngày 8/11/2023 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh giá mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo quyết định này, điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 9/11/2023, tương ứng tăng 4,5% so với giá bình quân hiện hành.
Cũng trong ngày 8/11/2023, Bộ Công Thương có Quyết định số 2941/QĐ-BCT quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Quyết định của Bộ Công Thương đã quy định cụ thể giá bán điện cho từng nhóm khách hàng.
Theo đó, đơn giá mới cho bậc 1 (0 - 50 kWh) tăng lên 1.806 đồng/kWh, bậc 2 (51 - 100 kWh) lên 1.866 đồng/kWh, bậc 3 (101 - 200 kWh) lên 2.167 đồng/kWh, bậc 4 (201 - 300 kWh) lên 2.729 đồng/kWh, bậc 5 (301 - 400 kWh) lên 3.050 đồng/kWh, bậc 6 (401 kWh trở lên) lên 3.151 đồng/kWh.
Đây là đợt tăng lần thứ 2 trong năm nay, đưa giá điện tăng tổng cộng 7,6%. Trước đó, mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4/5/2023, giúp cho doanh thu của EVN tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng.
Tăng giá điện làm giảm thiểu áp lực tài chính cho EVN
Theo Báo cáo ngành Điện công bố mới đây, CTCP Chứng khoán MBS đã nhấn mạnh xu hướng khoản phải thu tăng mạnh từ các doanh nghiệp điện bắt đầu từ 2022, khi nền giá đầu vào thế giới tăng mạnh và EVN gặp khó khăn về tài chính.
Đặc biệt nhiều doanh nghiệp nhiệt điện nổ bật trên sàn như POW, PGV, NT2, QTP, HND ghi nhận khoản phải thu với EVN tăng mạnh nhất do giá bán điện cao, đây cũng là những doanh nghiệp ghi nhận tỉ lệ phải thu/tổng tài sản cao trong ngành.
Theo đánh giá của MBS, việc tăng giá điện lần này sẽ giúp EVN có thêm khoảng 26.000 tỷ doanh thu cho năm 2024, qua đó hỗ trợ cải thiện khả năng thanh toán cho EVN cũng như dòng tiền kinh doanh và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhiệt điện trên.
MBS cũng cho rằng đợt tăng giá sẽ làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN, tuy nhiên, đây vẫn là mức chưa đủ giúp cho EVN có lãi trong 2023.
Cụ thể, ước tính chi phí sản xuất điện bình quân của EVN sẽ vào khoảng 2.098 đồng/kWh cho năm nay, cao hơn 92 đồng/kWh (4,5%) so với mức giá bán lẻ sau đợt tăng này.
MBS cho rằng quyết định tăng giá đến khá bất ngờ nhưng cũng phần nào phản ánh thực trạng tình hình tài chính của EVN, đặc biệt khi doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận lỗ ròng 29.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, ngay cả khi đã tăng giá bán điện 3% từ tháng 5.
MBS nhấn mạnh, mức tăng hồi tháng 5/2023 chưa đủ bù đắp các chi phí đầu vào, trong bối cảnh giá đầu vào các nguồn nhiệt điện (giá than, khí) đang neo ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn nền thấp trước 2021, càng trầm trọng hơn khi tỷ trọng sản lượng thủy điện – nguồn điện giá rẻ đạt mức rất thấp khi pha thời tiết không ủng hộ trong 6 tháng cao điểm đầu năm.
"Đợt tăng giá lần này sẽ làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN, tuy nhiên, đây vẫn là mức chưa đủ giúp cho doanh nghiệp có lãi gộp trong 2023-2024. Giả định chi phí sản xuất không đổi, vẫn sẽ cần một đợt tăng giá nữa để EVN hoàn toàn thoát ra khỏi khó khăn", MBS đánh giá.
Tuy nhiên, nhìn sang các tháng cuối năm và 2024, MBS cho rằng các yếu tố như giá than có dấu hiệu hạ nhiệt và pha thời tiết trung tính hơn trong nửa cuối 2024 sẽ hỗ trợ giảm chi phí, cộng hưởng với việc tăng giá bán lẻ điện, giúp cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
MBS lưu ý vẫn còn nhiều dư địa để EVN tiếp tục tăng giá điện khi từ đầu năm, Bộ Công Thương đã chính thức điều chỉnh tăng khung xác định giá bán lẻ điện lên 1.826 - 2.444 đồng/kWh (tương đương dư địa tăng giá còn lại là 21%).
Bên cạnh đó, dự thảo về cơ chế tính giá điện mới nếu được thông qua sẽ là cơ sở để EVN tiếp tục tăng giá điện. Cụ thể, dự thảo quy định EVN được đề xuất điều chỉnh tăng, giảm giá theo biên độ mỗi 3 tháng, tương ứng với những thay đổi về chi phí sản xuất điện, sau khi đã được Bộ Công Thương rà soát và kiểm tra.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025.
Chiều ngày, 10/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giá thành điện – Thực trạng và giải pháp" với sự tham dự của các nhà quản lý, đại biểu quốc hội, chuyên gia kinh tế, năng lượng.
Cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh vừa lật tẩy thủ đoạn của người đàn ông buôn bán ma túy, khi bị bắt thì tự nhận bản thân bị bệnh tâm thần để gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.