Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, quy định về ghi nhãn hàng hóa được nêu tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP không chỉ tiện cho quản lý, thông thoáng cho doanh nghiệp mà còn phải dễ dàng cho khách hàng nhận diện.
VCCI đề xuất, nếu đối tượng hàng hóa là cả bao bì ngoài hoặc bán lẻ đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn hàng hóa cho bao bì trực tiếp. Ảnh minh họa
Nhãn hàng phải gắn trực tiếp với sản phẩm
Khoản 2 Điều 3 Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa quy định về vị trí nhãn hàng hóa trong trường hợp hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Theo đó, nếu đối tượng mua bán là cả bao bì ngoài hoặc đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp lưu ý rằng, nếu hàng hóa có thể bóc ra để bán lẻ từng đơn vị hàng hóa thì việc quy định hàng hóa phải ghi nhãn cả với bao bì ngoài là điều không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thể hiện hình thức của bao bì ngoài.
Ví dụ, sản phẩm hộp bánh trung thu thường gồm 4 bánh trung thu nhỏ, trong đó các đơn vị bánh trung thu này đều được bọc bao bì trực tiếp và thực hiện việc ghi nhãn với bao bì này. Bao bì ngoài là hộp bánh chủ yếu mang tính hình thức.
Người tiêu dùng có thể dễ dàng xem các thông tin được ghi ở bao bì trực tiếp. Vì vậy, việc quy định phải ghi nhãn cho bao bì ngoài có thể khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thể hiện hình thức cho bao bì ngoài.
Từ lý do trên, góp ý với Bộ Khoa học và Công nghệ về dự thảo nói trên, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị sửa quy định trên theo hướng: “Nếu đối tượng hàng hóa là cả bao bì ngoài hoặc bán lẻ đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn cho bao bì trực tiếp”, đồng thời bỏ quy định tại khoản 3 Điều 3.
“Nhãn gốc” được xác định như thế nào?
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP giải thích: “Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”.
Tuy nhiên, trong văn bản của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý dự thảo, đơn vị đại diện cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, trên thực tế có trường hợp doanh nghiệp in nhãn tiếng Việt tại nước ngoài thì nhãn đó cần được coi là nhãn gốc.
Cụ thể, với các công ty đa quốc gia thường sản xuất tại một nước xuất khẩu đi nhiều nước với những ngôn ngữ, nội dung ghi nhãn khác nhau tại các thị trường khác nhau. Khi doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đã nộp nhãn tiếng Việt (nhãn tiếng Việt đó được in ở nước ngoài) nhưng cơ quan quản lý lại yêu cầu doanh nghiệp nộp cả nhãn gốc (bằng tiếng nước ngoài) thì doanh nghiệp không thực hiện được.
“Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định: “Nhãn gốc bao gồm cả nhãn tiếng Việt được in tại nước ngoài” – VCCI cho ý kiến.
VCCI cũng đề nghị sửa đổi nội dung về “Thông tin cảnh báo” là không bắt buộc đối với Thực phẩm và Đồ uống (trừ rượu) vì không phải tất cả các mặt hàng thuộc loại này đều có tác động đến sức khỏe con người.
Từng là nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân thuộc một ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La, Lò Mạnh Hùng đã làm trái quy định của ngân hàng chiếm đoạt của khách hàng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.
Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 17/1/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.
Vì dịch Covid-19 phức tạp nên các DN đồng loạt bán vàng online. Khách chỉ cần vài cú gẩy tay đơn giản có thể đặt hàng, còn hãng vàng hứa giao ngay cho khách trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Trong kỷ nguyên vươn mình, hơn bao giờ hết, Việt Nam cần có chế định luật sư công để tư vấn giải quyết tranh chấp quốc tế và tham gia tranh tụng tại cơ quan tài pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích của nhà nước.
Chính phủ ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP Quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn như lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để tạo ra các công cụ phần mềm tự động thu thập thẻ thanh toán ngân hàng quốc tế của người nước ngoài nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, sai phạm về thông tin ghi nhãn và gian lận thương mại.
Lực lượng chức năng vừa lập biên bản xử phạt hành chính một cơ sở kinh doanh tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) về hành vi tàng trữ lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.
Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành sau khi hoàn thành sẽ trở thành trục kết nối chiến lược giữa miền Đông và Tây Nam Bộ, đồng thời mở ra thế “tam giác giao thương vàng” TP.HCM - Đồng Nai - Long An.
Lực lượng chức năng vừa phát hiện và tạm giữ gần 400 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu tại một cửa hàng mỹ phẩm của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư TINA LÊ Make Up nằm trên phố Hàng Cá, quận Hoàn Kiếm.
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh vừa có thông báo tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của chi cục, lãnh đạo và các đội quản lý thị trường trực thuộc.
Ngày 12/6, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phát hiện và thu giữ hơn 1,1 tấn hạt đác tươi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đang chuẩn bị được bán ra thị trường.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 11/6/2025 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.