Gần 10ha đất nông nghiệp của người dân thôn Đoài xã Thanh Trù bỏ hoang cỏ dại mọc um tùm, không thể canh tác từ năm 2018 đến nay khi dự án KĐT phía Nam Vĩnh Yên quây tôn, bịt lối đi, không làm hệ thống kênh mương, thuỷ lợi khiến cho người dân không thể canh tác vì không có nước.
Báo Pháp luật Việt Nam nhận được nội dung phản ánh của người dân thôn Đoài, xã Thanh Trù thuộc TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về việc từ năm 2018 đến nay toàn bộ cánh đồng Vườn Giữa đã bị bao quanh bởi cánh đồng chiêm trũng với diện tích khoảng 10ha bị bỏ hoang hoá không thể cày cấy, hay trồng hoa màu vì không có đường đi cũng như hệ thống kênh mương, thuỷ lợi khiến cho đời sống người dân nơi đây gặp muôn vàn khó khăn.
Clip người dân thôn Đoài bức xúc khi gần 10ha đất nông nghiệp quỹ 1 bị bỏ hoang hoá, cỏ dại, cây leo mọc um tùm không thể canh tác vì không có đường đi cũng như hệ thống kênh mương thuỷ lợi.
Tuy nhiên phần đất thuộc cánh đồng Vườn Giữa, trước kia người dân vẫn cày cấy, trồng màu bình thường vì lấy nước từ đường mương chính, có cả đường bê tông dẫn ra cánh đồng (đã bị thu hồi - PV) nhưng từ ngày dự án khu đô thị phía Nam Vĩnh Yên thu hồi đất thì người dân không không thể canh tác vì bị chủ đầu tư quây tôn kín, bịt lối đi, không có hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng khiến cho người dân thôn Đoài không thể canh tác vì không có nước.Để xác minh thông tin, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã về ghi nhận thực tế thì thấy những phản ánh của người dân thôn Đoài có cở sở, cần được chính quyền địa phương và chủ đầu tư giải quyết.
Theo quan sảt và ghi nhận thực tế thì một phần cánh đồng Vườn Giữa đã được chủ đầu tư giải phóng mặt bằng đã và đang làm xong hệ thống hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, chạy dài phía bên trong bên ngoài được quây tôn xanh kín mít, muốn đi vào phải xin phép bảo vệ hoặc người dân có ruộng xin đi vào canh tác thì mới được vào bên trong dự án.
Tiếp giáp với hàng rào tôn của dự án phần diện tích cánh đồng Vườn Giữa đang bỏ không, cỏ dại mọc um tùm bao xung quanh là đồng chiêm trũng.
Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Bùi Văn Ninh người dân thôn Đoài xã Thanh Trù cho biết: “Người dân chúng tôi không có đường đi vào nữa, đi qua của dự án này thì người ta nói là đất của người ta người ta không cho đi qua. Thế giờ muốn sản xuất thì chúng tôi bay qua thế nào được. Thành phố thì trả lời là để cho xã làm bắc cho chúng tôi 1 con kênh nhưng cuối cùng xã lại trả lời dân chúng tôi là thành phố chưa cấp vốn về nên chưa làm được..”.
Tiếp sự bức xúc, ông Phùng Văn Hùng cho biết: “Đường và kênh mương sang khu vực đồng Vườn Giữa này từ lúc dự án lấy là chúng tôi không canh tác được cho nên người dân đành phải bỏ không, bỏ hoang mà người dân thì sống bằng ruộng đồng...”.
Cả cánh đồng gần 10ha bị bỏ hoang hoá, cỏ dại và cây leo mọc um tùm vì không có đường cũng như hệ thống kênh mương thoát nước.
Chung sự bức xúc, ông Nguyễn Văn Huy người dân thôn Đoài xã Thanh Trù cho biết: “Chúng tôi kiến nghị nhiều lần vẫn chưa giải quyết được, lên thành phố thì thành phố Vĩnh Yên lại trả lời hiện nay vẫn đang có mương dân vẫn đang sản xuất. Tôi đề nghị Báo Pháp luật Việt Nam đi thực tế, chiếu chụp xem có con mương thật không? Con mương cũ của chúng tôi thì có nhưng mà mới thì đã có con mương dẫn nước cho người dân chúng tôi làm hay không? Trong khi nhiều lần trên thành phố trả lời là người dân chúng tôi đang canh tác là không thực tế”.
Trụ sở UBND xã Thanh Trù.
Liên quan đến sự việc này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh qua điện thoại với bà Phùng Thị Thuý Hiền, Chủ tịch UBND xã Thanh Trù cho biết: “Hiện nay đang đi tập huấn lớp chuyển đổi số, UBND xã đã có văn bản đề nghị lên UBND TP Vĩnh Yên để giải quyết, tuy nhiên tôi muốn có phương án giải quyết cụ thể của thành phố thì trao đổi sẽ cụ thể hơn...”.
Ở một diễn biến khác, trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam ông Trần Ngọc Tú, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án DIC miền Bắc thuộc Tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng Dic Corp thuộc Bộ xãy dựng cho biết: “Dự án này nhà nước đứng ra thu hồi đất rồi Công ty chúng tôi tiến hành trả tiền cho thành phố và xã rồi. Trước đây phía Công ty cũng lên phương án lắp đường ống nhựa để dẫn nước cho người dân cày cấy, trồng hoa màu nhưng UBND xã bảo phương án này không hợp lý vì dùng đường ống nhựa dẫn nước sẽ dễ bị vỡ khi trâu bò và con người đi lại, vì vậy phương án này không thực hiện nữa...”.
Trụ sở Ban QLDA DIC miền Bắc của Tổng công ty cổ phần phát triển phát triển xây dựng Dic Corp thuộc Bộ xãy dựng.
Nói về hướng giải quyết những kiến nghị của người dân, Phó Giám đốc Ban QLDA DIC miền Bắc cho biết thêm: “Việc này phải chờ vào chủ trương của thành phố Vĩnh Yên và UBND xã Thanh Trù khi nào phương án xây dựng kênh mương được thông qua tiến hành xây dựng thì công ty chúng tôi sẽ phối hợp để thực hiện... Hơn nữa trước đây người dân không canh tác chứ không phải dự án quây tôn lấp đường, mương nước khiến người dân không canh tác được....”.
Hình ảnh thể hiện việc người dân thôn Đoài vẫn canh tác sản xuất và được chính chủ đầu tư chụp ảnh đưa lên trang https://www.dic.vn. Ảnh chụp màn hình.
Theo tìm hiểu và tài liệu của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam được biết, tại công văn số 2910 ngày 16/8/2023 UBND TP Vĩnh Yên trả lời đơn của ông Trần Văn Đức lại cho rằng: Ngày 8/7/2023 Phòng kinh tế cùng UBND xã Thanh Trù kiểm tra thực tế tại cánh đồng Vườn Giữa, thôn Đoài xã Thanh Trù.
Công văn trả lời của UBND TP Vĩnh Yên khẳng định cánh đồng Vườn Giữa vẫn được người dân cày cấy và trồng hoa màu trong khi hiện tại lại hoàn toàn trái ngược.
Kết quả kiểm tra khu đồng Vườn Giữa toàn bộ là đất nông nghiệp quỹ 1 với diện tích khoảng 10ha được bao xung quanh bởi cánh đồng chiêm trũng trước kia khu đồng này không có đường mương dẫn nước riêng biệt mà lấy nước từ mương chính thuộc dự án khu đô thị phía Nam thành phố Vĩnh Yên đã thu hồi đất.
Sau khi dự án thu hồi để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp khu đồng nói trên UBND xã Thanh Trù đã mượn đất của dự án và đào 1 tuyến mương tạm để dẫn nước từ trạm bơm Chấn Voi xuống khu đồng trũng. Việc lấy nước là do Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Liễn Sơn cấp, sau đó người dân tự bơm nước vào ruông. Hiện tại kiểm tra các hộ dân vẫn cấy lúa và trồng màu...”.
Công văn trả lời của UBND TP Vĩnh Yên là như vậy nhưng trên thực tế thì toàn bộ cánh đồng Vườn Giữa này chỉ có 1 hộ dân duy nhất trồng hoa vẫn phải đi chui qua hàng rào tôn để trồng được hoa hộ dân này đã phải tự bỏ tiền thuê đào giếng khoan với chi phí gần 30 triệu đồng.
Hơn nữa, theo phản ánh của người dân thôn Đoài mặc dù cánh đồng Vườn Giữa bỏ hoang hoá, cỏ và xây dại mọc um tùm không canh tác được nhưng vẫn được các đơn vị ký xác nhận để thanh toán tiền thuỷ lợi tại cánh đồng Vườn Giữa và cánh đồng Cốc để rút tiền ngân sách nhà nước.
Như vậy, có hay không việc UBND TP Vĩnh Yên, UBND xã Thanh Trù cũng như Tổng công ty cổ phần phát triển phát triển xây dựng Dic Corp đang đá quả bóng trách nhiệm cho nhau khi người dân thôn Đoài đã làm đơn kiến nghị giải quyết sự việc này suốt từ năm 2018 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm?
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.