Theo đó, chiều ngày 4/12 vừa qua, Văn phòng Quốc hội cho biết, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Cụ thể, Quốc hội quyết nghị, tổng số thu ngân sách trung ương của năm tới là 1.020.164 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng.
Quốc hội cũng cho phép sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn từ địa phương còn dư, chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, Quốc hội cũng quyết định tổng số chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng.
Đối với các cơ quan, đơn vị có cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương, Quốc hội cho phép bố trí chi đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo các nhiệm vụ đặc thù của các cơ quan, đơn vị (ngoại trừ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam).
Ảnh minh hoạ. |
Quốc hội yêu cầu siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, cần sử dụng cho đầu tư phát triển; ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên bố trí thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển quan trọng, cấp bách khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
Quốc hội cũng yêu cầu chi 5.307 tỷ đồng, tương ứng 85% nguồn thu xử phạt hành chính trật tự an toàn giao thông đường bộ cho Bộ Công an để chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; chi 936,5 tỷ đồng bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các địa phương.
Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp, ưu đãi người có công trong năm 2025 Trước đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước). Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 428 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 89,35%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị: Về điều hành ngân sách nhà nước năm 2024, bổ sung dự toán thu ngân sách trung ương năm 2024 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại. Đồng thời bổ sung tương ứng dự toán chi thường xuyên năm 2024 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, gồm: Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam (chi sự nghiệp quản lý hành chính); Bộ Giao thông Vận tải (chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề); Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (chi sự nghiệp kinh tế). Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
|
Tags: