Người thân không may nhiễm COVID-19 chuyển nặng, có bệnh nền nên phải chuyển vào Trung tâm Bệnh nhiệt đới Nghệ An điều trị khiến người nhà lo lắng, đứng ngồi không yên. Không thể vào phía trong họ chỉ biết dựng tạm bạt, ăn ngủ trong khu lều tạm bợ bên lề đường.
Giấc ngủ chập chờn của một người đàn ông khi có người thân đang điều trị COVID-19
Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là đơn vị tuyến cuối tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của tỉnh Nghệ An.
Nhiều người dân dựng các túp lều tạm bợ để ở tạm, chờ đợi thông tin của người thân đang điều trị bên trong Trung tâm Bệnh nhiệt đới Nghệ An
Nhiều ngày qua, cả một lề đường kéo dài đoạn trước cổng Trung tâm Bệnh nhiệt đới đều phủ kín bởi những tấm bạt. Phía trong là nơi tá túc của người thân các bệnh nhân đang điều trị COVID-19. Gương mặt ai cũng hiện rõ sự lo lắng, mệt mỏi vì nhiều ngày mất ngủ.
Gương mặt của họ thể hiện sự lo âu, mệt mỏi
Ngồi bần thần bên vệ đường, anh Trương Văn Hồng (SN 1976) quê xã Hồng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) chia sẻ, chị gái bị tai nạn gãy chân, chấn thương sọ não, do bị nhiễm COVID-19 nên được chuyển vào trung tâm này. Theo quy định, người nhà không thể vào phía trong nên chúng tôi chỉ biết trực trước cổng chờ tin tức, hay khi bác sỹ gọi tên thông báo điều gì thì còn có mặt kịp thời. Học theo những người đến trước, tôi đi thuê chiếc giường xếp, mua màn...mất gần 600 nghìn đồng để ngủ ngoài lề đường.
Có những người sống bên lề đường đã trên chục ngày
Anh Hồng lo lắng cho sức khỏe người chị đang được điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới
Tuy nhiên, giấc ngủ của họ luôn chập chờn bởi xe cấp cứu chạy ra vào liên tục. Những người sống tạm tại đây cho biết, điều ám ảnh nhất với họ là khi chứng kiến các trường hợp bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi, được xe cấp cứu chuyển ra. Mỗi lần xe chạy qua, ai cũng lặng thinh và nỗi lo lắng cho người thân đang chống chọi với COVID-19 bên trong càng tăng thêm.
Họ cho hay những ngày khô ráo còn đỡ, chứ hôm nào mưa là quần áo bị ướt
Ngồi vật vờ cùng mấy người chung hoàn cảnh, một người phụ nữ trung niên kể rằng vì ở quê xuống, không quen ai ở thành phố, lại tiếc tiền nên không dám thuê nhà nghỉ. Những đêm đầu, chị không thể nào chợp mắt vì lo lắng, phần vì lo cho người thân, phần vì bị muỗi đốt. Có những người khác dù quen biết người thân nhưng không dám phiền vì ngại dịch bệnh, ảnh hưởng đến người khác.
Sống nhiều ngày ở bên lề đường, song phần lớn người dân đều chỉ trang bị màn xua muỗi, chăn mỏng và ít khẩu trang, nước sát khuẩn… Những cơn mưa lạnh bất chợt khiến cuộc sống tạm bợ của họ càng thiếu thốn hơn. Dù bị ướt quần áo, đồ dùng nhưng họ chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi chờ cho áo quần khô.
Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là đơn vị tuyến cuối tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của Nghệ An.
Còn việc ăn uống tùy thì vào khả năng mỗi người và những suất cơm của các nhà hảo tâm. Khổ nhất với họ là chuyện vệ sinh cá nhân. Có những người phải cố gắng chịu đựng nhiều tiếng đồng hồ để tiết kiệm chi phí thuê nhà vệ sinh của những quán cơm gần đó. Dù vậy, họ vẫn bám trụ túc trực trước cổng bệnh viện để chờ đợi tin tức của người thân.
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn Nghệ An ghi nhận 353.251 ca mắc COVID-19. Lũy kế số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 264.576. Lũy kế số bệnh nhân tử vong: 155. Số bệnh nhân hiện đang điều trị: 88.520.
Tối 24/4, tại Bến Vàm Lũng (huyện Ngọc Hiển), tỉnh Cà Mau đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là sự kiện đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhấ
Nhà văn Phụng Thiên quê ở xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Anh được biết đến là nhà văn viết cho thiếu nhi. Văn của anh trong trẻo, giản dị. Lối văn mạch lạc, dễ hiểu, hướng đến điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tới đây, anh xuất bản cuốn sách “Bóng thi sĩ - Hình văn nhân” dày gần 200 trang viết về các văn nhân, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Nhân sự kiện này, anh đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có yêu cầu tạm dừng nghiên cứu xây dựng nghĩa trang sinh thái "5 không", tại xã Diễn Lợi, (huyện Diễn Châu) sau một thời gian dài quyết liệt để triển khai dự án.
Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết, Trung tâm Y tế huyện Hòa An đã tiếp nhận nhiều học sinh Trường Tiểu học Nước Hai trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Chúng tôi tới xã Đất Bằng vào một ngày cuối thu khi bà con đang hân hoan đón nước sạch về buôn làng. Ông La O Á - Trưởng buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia lai) chia sẻ, trước kia mình đi theo suối để lấy nước, năm nào khô hạn sẽ không có nước. Giờ nước sạch về tận nhà, giúp đời sống của người dân thay đổi rất nhiều…
Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch.
Trung Quốc vẫn đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngược lại, nhiều nước tiếp tục nới lỏng các quy định chống dịch để đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường bất chấp số ca nhiễm tăng cao và đây là điều khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Dù tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến tích cực nhưng theo đại diện Sở Y tế, các biến chủng mới vẫn có thể xuất hiện mang theo những nguy cơ bùng dịch.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.