Trung Quốc vẫn đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngược lại, nhiều nước tiếp tục nới lỏng các quy định chống dịch để đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường bất chấp số ca nhiễm tăng cao và đây là điều khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại.
Đan Mạch vừa trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới dừng chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, với lý do dịch bệnh tại nước này đã được kiểm soát. Theo đó, từ ngày 15/5, người dân sẽ không được mời tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhưng mọi người vẫn có thể đến các điểm tiêm chủng để hoàn thành nốt các mũi tiêm còn lại.
Chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Đan Mạch bắt đầu khá sớm từ sau Giáng sinh năm 2020. Tới nay, khoảng 4,8 triệu dân đã được tiêm chủng, trong đó hơn 3,6 triệu người đã tiêm mũi tăng cường. Trong khi đó, nhiều người dân Đan Mạch đã mắc COVID-19 sau khi Omicron trở thành biến thể nổi trội, điều đó có nghĩa là mức độ miễn dịch trong dân số đã ở mức cao.
Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Đan Mạch khẳng định người dân vẫn có thể tiêm chủng trong mùa xuân hoặc mùa hè nếu họ muốn và các điểm tiêm chủng vẫn mở cửa trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, việc tiêm chủng vẫn được khuyến cáo đối với những người có nguy cơ cao. Giới chức y tế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch COVID-19 và sẵn sàng tái khởi động chương trình tiêm chủng nếu cần thiết.
Quyết định của Đan Mạch đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp. Tuy nhiên, đến nay, châu Âu, Mỹ đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng dịch COVID-19 và một số nước châu Á cũng đang theo tiến trình tương tự.
Mới nhất là Hàn Quốc, Chính phủ nước này thông báo bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời từ ngày 2/5. Đây là bước đi tiếp theo của Hàn Quốc để người dân có thể thực sự trở lại với cuộc sống bình thường sau khi nước này đã bãi bỏ hầu như hoàn toàn các quy định về giãn cách xã hội phòng dịch COVID-19 từ ngày 18/4, trừ việc bắt buộc đeo khẩu trang (quy định này được áp dụng từ ngày 13/10/202).
Quyết định bãi bỏ quy định đeo khẩu trang ngoài trời được đưa ra tại cuộc họp Ủy ban trung ương về các biện pháp an toàn và phòng chống thảm họa do Thủ tướng Kim Bu-gyeom chủ trì. Tuy nhiên, với các sự kiện trong nhà và sự kiện ngoài trời có quy mô trên 50 người, người dân vẫn phải đeo khẩu trang.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết lý do Chính phủ quyết định dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang ngoài trời từ ngày 2/5 là vì giới chuyên môn đánh giá rằng mức độ lây nhiễm COVID-19 trong nước sẽ tiếp tục giảm đáng kể. Tính đến hết ngày 28/4, Hàn Quốc có 552 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 35% so với mức 846 bệnh nhân trong tuần kết thúc ngày 21/4. Số ca tử vong do COVID-19 trong tuần từ 22-28/4 là 921 người, giảm 30% so với tuần trước đó.
Mặc dù dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang ngoài trời, song nhà chức trách Hàn Quốc vẫn khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang ở những khu mua sắm hoặc công viên thành phố, nơi tập trung đông người vào giờ cao điểm.
Ngày 27/4, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Y tế Malayisa Khairy Jamaluddin cho biết sẽ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại những điểm công cộng ngoài trời. Tuy nhiên, đây vẫn là yêu cầu bắt buộc tại các điểm công cộng như sân bay, xe buýt, nhà thờ, lớp học...
Ngoài ra, cơ quan y tế vẫn khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi tham dự các sự kiện đông người để đảm bảo an toàn, hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh COVID-19. Nhóm có nguy cơ cao như người cao tuổi, những người có bệnh lý nền, chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 và trẻ em tiếp tục phải sử dụng khẩu trang tại những nơi công cộng.
ộ trưởng Khairy cho biết quy định quét mã truy vết QR thông qua phầm mềm được cài đặt trên điện thoại di động MySejahtera trước khi vào nơi công cộng cũng được dỡ bỏ.
Những điểm mới trong quy định về xét nghiệm COVID-19 gồm những người nhiễm COVID-19 sẽ chỉ phải cách ly thêm 4 ngày, thay vì 7 ngày như trước đây nếu họ có kết quả âm tính. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính sẽ tiếp tục cách ly 7 ngày. Những người đã hoàn thành tiêm chủng và trẻ em dưới 12 tuổi được miễn xét nghiệm trước khi lên máy bay, khi tham gia giao thông công cộng và khi nhập cảnh vào Malaysia. Những người chưa hoàn thành tiêm chủng sẽ bắt buộc phải xét nghiệm PCR trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành và xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ khi nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, du khách nhập cảnh sẽ buộc phải cách ly 5 ngày.
Việc bắt buộc mua bảo hiểm COVID-19 khi nhập cảnh sẽ được dỡ bỏ với tất cả du khách khi đến Malaysia. Mọi lĩnh vực kinh tế sẽ được hoạt động trở lại từ ngày 15/5, trong đó có các quán bar và vũ trường.
Liệu có “xem nhẹ” cách thức virus lây lan?
Trong khi nhiều nước nới lỏng, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp chống dịch như trên thì Trung Quốc vẫn đang làm rất nghiêm. Giới chức thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) hôm 28/4 đã công bố xét nghiệm hàng loạt cho gần 1/3 trong tổng số gần 19 triệu cư dân, sau khi một kết quả xét nghiệm “bất thường” được phát hiện tại sân bay. Phần lớn các chuyến bay trong thành phố đã bị hủy vì ca nghi nhiễm này.
Trong khi đó, trung tâm công nghệ Hàng Châu (gần Thượng Hải) hôm 27/4 yêu cầu 9,4 triệu người trong tổng số 12,2 triệu dân phải xét nghiệm sau mỗi 48 giờ nếu muốn đến nơi đông người và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Chính quyền Hàng Châu ra tuyên bố nói rằng họ đặt mục tiêu khiến “virus không có nơi nào để tồn tại”, làm dấy lên lo ngại về việc áp đặt các biện pháp hạn chế trên toàn thành phố, nơi đặt trụ sở một số công ty lớn nhất Trung Quốc.
Trung Quốc ngày 28/4 ghi nhận 11.367 ca nhiễm mới, trong đó hơn 10.000 ca ở Thượng Hải, trong bối cảnh nước này đối mặt đợt bùng phát tồi tệ nhất từ sau Vũ Hán. Thượng Hải báo cáo thêm hàng chục ca tử vong, trong khi Thủ đô Bắc Kinh phong tỏa những khu vực phát hiện ca nhiễm.
Các chuyên gia, nhà quản lý y tế thì lo ngại trước những ứng phó với dịch bệnh của nhiều quốc gia. Cụ thể, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus mới đây đã kêu gọi các quốc gia duy trì giám sát các ca mắc Covid-19, cho rằng thế giới đang “xem nhẹ” cách thức virus lây lan do tỷ lệ xét nghiệm giảm.
Phát biểu họp báo tại trụ sở WHO ở Geneva vào ngày 27/4, người đứng đầu WHO nêu rõ trong tuần cuối tháng 4, WHO vẫn nhận được báo cáo về hơn 15.000 ca bệnh không qua khỏi do Covid-19, mức theo tuần thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Dù đây là xu hướng đáng hoan nghênh, song khi mà nhiều nước giảm xét nghiệm, WHO sẽ ngày càng nhận được ít thông tin về cách thức lây lan và giải trình tự. Điều này khiến thế giới ngày càng khó nắm bắt được các mô hình lây truyền và tiến hóa của virus.
Trong khi đó, ông William Rodriguez, người đứng đầu Liên minh chẩn đoán toàn cầu FIND, cũng phản ánh việc Chính phủ nhiều nước giảm theo dõi các ca mắc Covid-19 trong những tháng gần đây.
Theo ông Rodriguez, trong 4 tháng qua, dù làn sóng dịch do biến thể Omicron lan mạnh, song tỷ lệ xét nghiệm đã giảm từ 70-90% trên toàn cầu. Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ xét nghiệm giảm cho dù việc tiếp cận với xét nghiệm chính xác đã thuận lợi hơn nhiều so với trước. Ông Rodriguez cho rằng việc cắt giảm xét nghiệm Covid-19 sẽ khiến thế giới trở nên “mù mịt” trước những gì đang xảy ra với virus SARS-CoV-2.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 821 triệu USD, nếu duy trì được đà tăng trưởng này, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD trong năm 2024.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Chúng tôi tới xã Đất Bằng vào một ngày cuối thu khi bà con đang hân hoan đón nước sạch về buôn làng. Ông La O Á - Trưởng buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia lai) chia sẻ, trước kia mình đi theo suối để lấy nước, năm nào khô hạn sẽ không có nước. Giờ nước sạch về tận nhà, giúp đời sống của người dân thay đổi rất nhiều…
Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Dù tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến tích cực nhưng theo đại diện Sở Y tế, các biến chủng mới vẫn có thể xuất hiện mang theo những nguy cơ bùng dịch.
Từ ngày 15/4/2022, người dân trên cả nước đã tiêm chủng, khai báo chính xác và được cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được cấp “Hộ chiếu vaccine."
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.