Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

Đừng bỏ quên ngôi chùa linh thiêng nhất!

Nhà nước và Pháp luật
02/04/2018 07:25
Miên Thảo
aa
Khi Lễ hội Chùa Hương chưa khai mạc thì mỗi ngày đã có năm, sáu vạn khách. Có lẽ không chỉ trong tháng Giêng này, rất nhiều người không còn tâm trí cho công việc cho dù họ vẫn đến công sở. Bao nhiêu lễ hội, bao nhiêu đền chùa đang đợi họ.


Đừng bỏ quên ngôi chùa linh thiêng nhất!

Nào Lễ hội chùa Hương, nào chợ Viềng, nào đền Đức Thánh Cả, nào đền Bà Chúa Kho, nào Bia Bà… Có nhiều người rơi vào tình trạng “ngáo lễ hội”. Bởi với họ, làm gì thì làm nhưng dịp đầu năm nhất định phải đi cầu xin thần linh trước đã…

Xin lộc… lô đề, hàng lậu (!?)

Việt Nam có gần 8.000 lễ hội mỗi năm. Tính ra, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội. Tức là bình quân mỗi giờ, ở Việt Nam lại có một lễ hội. Hà Nội là nơi có nhiều lễ hội nhất, số lượng 1.095; Lai Châu ít nhất với 17 lễ hội.

“Mùa xuân có còn vui”? Câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn này đang là điều có thực, khi ẩu đả xảy ra tại chùa Hương, truy sát tại chùa Đậu, đó là chưa kể cảnh chen chúc, “chặt chém”, đánh bạc… tại vô vàn các lễ hội những ngày qua. Khi mà từ mùng một Tết, nhiều người đi lễ đi bái với tần suất, mật độ chóng mặt đền nọ phủ kia, lên rừng xuống biển. Không ít người đi dự lễ hội chủ yếu là nặng về cầu xin danh lợi cho cá nhân, cho gia đình mình. Các vị thần thánh, anh hùng dân tộc cũng bị biến thành “thế lực” để phù hộ cho nhu cầu cá nhân.

Nếu người đi lễ ở đền Trần chủ yếu là cầu danh thì người ta lại nườm nượp đi lễ đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh để cầu lợi. Người ta chen lấn đã đành, còn chen nhau đưa tiền cho người của Ban tổ chức để được mở cửa vào lễ tận ban thờ trong hậu cung. Với họ, đưa tiền cho thánh là phải đưa tận tay, kiểu “tiền trao cháo múc”!!!

Theo truyền thuyết ngôi đền được lập để tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho lương thực triều đình tại Núi Kho. Sau khi hy sinh, người dân gọi bà với niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Giờ người dân tin rằng “vay vốn” của Bà Chúa Kho để làm ăn “có lộc”.

Còn tại đền ông Hoàng Bảy, tỉnh Lào Cai, thờ “thần vệ quốc”, vị anh hùng lừng lẫy của miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ dân làng. Không biết từ bao giờ, có những người về đây để dâng lễ cầu lộc mà là lộc lô đề, thậm chí buôn bán hàng lậu. Có những người xin ngài Hoàng Bảy “che mắt cán bộ công an cho hàng lậu trót lọt qua biên giới”.

Chị Thu Hiền (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thấy nhiều người đi lễ đi bái với tần suất, mật độ chóng mặt đền nọ phủ kia dịp Tết, trong khi những việc trước mắt lẽ ra cần làm trước và nên làm chu đáo thì họ lại không làm. Đôi vợ chồng gần nhà tôi, từ trước, trong và sau Tết, cứ hễ gặp là lại khoe anh chị vừa đi lễ ông hoàng nọ, bà chúa kia, trong khi bố mẹ anh chị đều ngoài 80 tuổi, bà cụ nằm một chỗ trên giường. Đi thì thôi, hễ về nhà là thấy tiếng chị gào thét mắng mẹ chồng cái tội ăn dầm đái dề. Chả biết mấy ngày đi lễ, ai chăm sóc, nấu cơm cho hai cụ ăn.

Đừng bỏ quên ngôi chùa linh thiêng nhất!

Một đôi vợ chồng khác, bùng tiền của bạn, nhiều nhặn gì đâu, có vài chục triệu không nỡ trả, nhưng nay thấy up ảnh lễ chùa này, mai up ảnh trả lễ phủ kia. Tôi hỏi các ông, các bà, thánh thần nào chứng giám, phù hộ cho cái loại lừa đảo, lừa thầy, phản bạn ấy? Nếu thiêng thật, tôi nghĩ thánh thần phải vặt cổ những loại đấy chứ chả ngồi yên mà nghe họ cầu xin tiền tài, danh vọng đâu.

Một chị tôi biết, 3 năm nay năm nào cũng leo bộ lên đỉnh Yên Tử, cầu nọ khấn kia, cần là bỏ tiền ra mua hòn non bộ, cây cối, độc bình cho các sư, các chùa, nhưng đố ai xin chị được 1 nghìn, dù là ủng hộ đồng bào lũ lụt. Tôi không tin là cứ chùa to, đền đài miếu mạo hoành tráng thì thần thánh hay Phật mới thiêng, mới ngự trị, mới phù hộ. Nếu các đấng tối cao ấy có thật, họ khiêm nhường lắm, giản dị lắm, khổ hạnh lắm, chứ có phải cứ nhà cao cửa rộng, tiện nghi họ mới đến, còn nơi nào nghèo nàn họ bỏ đi đâu”.

Bỏ quên… ngôi đền, chùa linh thiêng nhất

Cũng sau nghỉ Tết Nguyên đán, hàng ngàn người lại đổ về các chùa đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn cầu an. Tuy nhiên, mỗi chùa lại có một mức phí giải sao khác nhau. Theo quan niệm, những ai bị sao xấu như La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô chiếu sẽ gặp những điều xui xẻo cả về tiền bạc, sức khỏe… Họ đến chùa cúng sao để giảm nhẹ tai ương và cầu an cho gia đình.

Do đó, “giải hạn” là điều mà nhà nhà đều tham gia với suy nghĩ, có vài trăm ngàn (200-500/mỗi người) để mua sự yên tâm thì chẳng đáng là bao. Dù đại diện phía Phật giáo khẳng định cúng sao giải hạn không có trong kinh sách nhà Phật thì hoạt động này vẫn diễn ra rất phổ biến tại các chùa. Tại Hà Nội, chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở) nổi tiếng với các lễ cúng dân sao giải hạn. Năm nào cũng thế, người dân đến chùa cầu cúng còn ngồi tràn lên cả phần cầu vượt Ngã Tư Sở.

Tại những chùa lớn ở Hà Nội như chùa Quán Sứ, các chùa tại quận Hai Bà Trưng… ngày nào có hàng trăm người dân đến đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn. Tại đây, các ni sư, phật tử cũng tất bật soạn đồ lễ, các bàn đăng ký luôn chật kín người ngồi ghi ghi, chép chép. Còn tại các làng quê, chùa làng cũng có tới gần 1.000 hộ dân đăng ký dâng sớ cầu sao giải hạn với giá từ 200 nghìn -800 nghìn đồng/hộ tùy theo gia đình có ít hay nhiều sao. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu nhiều phật tử, sau tháng Giêng nhiều ngôi chùa vẫn tiếp tục nhận đăng ký dâng sao giải hạn.

Liên quan đến vấn đề này, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội chia sẻ: Tục dâng sao giải hạn nằm trong nghi lễ của Đạo Giáo, xuất xứ từ Trung Quốc. Nó đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người, nhất là người dân Việt Nam. Họ tin rằng, mỗi một năm có một vì sao chiếu mệnh. Có 9 sao, trong đó có: Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Thổ Tú, Thủy Diệu, La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật.

Đừng bỏ quên ngôi chùa linh thiêng nhất!

Thế nhưng, giữa tín ngưỡng dân gian và nghi lễ của Phật giáo thì đều gặp nhau ở một điểm là cầu mong cho con người được an lành, không gặp phải những điều xấu trong cuộc sống. Cho nên, nhiều chùa từ lâu rồi cũng có làm nhưng tùy từng chùa thực hiện với các nghi thức khác nhau. Cũng có chùa, đền, phủ... cúng theo tín ngưỡng cổ truyền là dâng sao, cũng có những chùa chỉ tụng kinh lễ Phật. Cũng theo vị Hòa thượng này, có không ít trường hợp đi cúng lễ mà vẫn gặp tai họa. Bởi “Gặp họa hay phúc đều là do bản thân con người. Nếu con người không cẩn thận thì rất dễ gặp họa như mất của, tai nạn…”.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ (Hà Nội) cũng cho rằng sao xấu, sao tốt từ tâm con người mà ra. Nếu làm việc xấu thì có mang lễ lạt đi giải cũng không được. Vấn đề cốt lõi là người dân phải biết tu tâm. Mỗi con người trồng cây quả ngọt thì mình sẽ được hưởng quả ngọt. Trồng cây quả chua tất nhiên phải hưởng quả chua. Tương tự, mình làm việc tốt chắc chắn sẽ hưởng phúc, còn làm việc xấu sẽ chuốc tai họa. Không có sao và cũng không thể giải được!

Không thể phủ nhận, có những người đến chùa chỉ đơn giản để thấy được sự bình an trong tâm hồn, thưởng lãm cảnh vật. Có những lễ hội ra đời để tưởng nhớ công lao của những người có công với đất nước. Và nếu nhìn vào đời sống tâm linh thì có thể nói, dường như từ những người còn rất trẻ họ đã hiểu rất rõ về phật pháp, nhân quả. Thế nhưng, theo các nhà văn hóa, chúng ta mất một thời gian dài bị bỏ trống, đứt gãy văn hóa chùa chiền bởi chiến tranh và những yếu tố lịch sử, suốt 40 năm (từ 1955 - 1995) mới được phục dựng lại. Vì thế, rất nhiều biến tướng đã phát sinh.

Khi một lễ hội được mở ra sẽ kéo theo bao nhiêu dịch vụ từ trông xe, những cửa hàng bán hoa quả, đồ cúng, bán quẻ bói đầu năm, bán hàng trà đá... mọc lên như nấm. Thậm chí một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội còn có hẳn dịch vụ cho thuê ghế với giá 30 nghìn đồng/ghế trong vài tiếng đồng hồ. Còn người dân thì đang trong tình trạng “ngáo lễ hội”. Hai yếu tố cung và cầu gặp nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng ngày càng có nhiều lễ hội được tổ chức và được thổi phồng ý nghĩa lên, không còn đúng như những giá trị ban đầu về văn hóa tâm linh và sự tĩnh lặng, trong trẻo của nó…

Trước những thực trạng này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: “Chúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít. Không ai bảo những người đi cầu tiền tài, chức tước là không chính đáng, nhưng soi xét cho tận gốc rễ của vấn đề thì đó là điều thật đáng lo. Bây giờ, để có được những lợi ích cá nhân người ta có thể làm tất cả những gì có thể kể cả việc “ hối lộ Thánh Thần ”.

Mẹ tôi hầu như cả đời không đi chùa cúng lễ. Bà nói: “Sống có đức thì ở đâu Thần Phật cũng biết”. Mẹ tôi cũng nói: “Nếu Thần Phật chỉ phù hộ độ trì cho những ai đến chùa dâng lễ thì lòng tin của bà vào Thần Phật cũng sẽ chấm dứt. Với bà, Thần Phật mà như thế thì khác gì mấy ông, mấy bà dưới trần này. Bà thấu hiểu câu nói của người xưa: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.

Đúng là như vậy. Ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được lòng từ bi của mình thì người đó chưa thực sự từ bi. Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật. Bởi thế, ngôi chùa hay ngôi đền thiêng nhất là ở chính lòng người.

Thế nhưng, quá ít người biết điều đó. Họ thì thầm kháo nhau về ngôi đền này thiêng lắm, ngôi chùa kia thiêng lắm, xin gì được nấy. Thế là nườm nượp kéo nhau đi. Rồi xì xụp khấn vái với đủ lễ vật to nhỏ. Thử hỏi có mấy ai đến đền, đến chùa chỉ bằng một nén nhang tâm tưởng trong sâu thẳm lòng mình để nói với Thánh Thần rằng lòng họ vẫn còn những u tối, còn những tham lam, còn nhiều ghen ghét… xin Thánh Thần ban cho họ ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi để xua đi những điều tội lỗi kia trong lòng???

Mà chỉ thấy hết người này đến người nọ cầu xin mọi thứ có lợi cho mình rồi sau khi ra khỏi cửa đền, cửa chùa thì thản nhiên đối xử với nhân quần bằng trái tim vô cảm và nhiều mưu mô, toan tính. Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy.

Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông… lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh.

bài liên quan
Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức lễ hội Giáng sinh kéo dài 20 ngày

Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức lễ hội Giáng sinh kéo dài 20 ngày

Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới, lần đầu tiên được Đà Nẵng tổ chức với quy mô lớn, nhiều hoạt động hấp dẫn trải dài đến 20 ngày.
Đặc sắc Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo"

Đặc sắc Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo"

Tối 10/11, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã diễn ra Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo".
Quảng Ninh: Rộn ràng lễ hội "Về với Mùa vàng miền Soóng Cọ" năm 2024

Quảng Ninh: Rộn ràng lễ hội "Về với Mùa vàng miền Soóng Cọ" năm 2024

Khi những thửa ruộng bậc thang bắt đầu khoe sắc vàng óng trên các triền núi vùng Đại Dực (Tiên Yên,Quảng Ninh) cũng là thời điểm lễ hội “Mùa vàng miền Soóng Cọ" của đồng bào Sán Chỉ nơi đây được tổ chức.
Đón chờ lễ hội lớn nhất Sóc Trăng: Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Đón chờ lễ hội lớn nhất Sóc Trăng: Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển”, lễ hội sẽ được tổ chức trong 7 ngày (từ ngày 9 - 15/11/2024).
Độc đáo Lễ hội ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP Bình Định

Độc đáo Lễ hội ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP Bình Định

Lễ hội thu hút sự tham gia của 55 đơn vị, bao gồm nhà hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm, sản phẩm OCOP và các làng nghề truyền thống trong và ngoài tỉnh.
TP.HCM: Lễ hội trái cây Nam Bộ kéo dài suốt 3 tháng

TP.HCM: Lễ hội trái cây Nam Bộ kéo dài suốt 3 tháng

Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 20 năm 2024 khai mạc ngày 1/6 và kéo dài đến ngày 31/8 tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (TP Thủ Đức).
Mới nhất
Đọc nhiều
CSGT Nghệ An: Nhận đỡ đầu 18 học sinh miền núi có hoàn cảnh khó khăn

CSGT Nghệ An: Nhận đỡ đầu 18 học sinh miền núi có hoàn cảnh khó khăn

Trong khuôn khổ chương trình "Con nuôi Công đoàn", Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã nhận đỡ đầu 18 học sinh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Mường Nọc (huyện Quế Phong), hỗ trợ gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho các em được phát triển, học hành.
Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 23 ngày 29/9/2017 ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Quảng Ngãi: Mưa nhiều ngày khiến nước lũ dâng cao, gây sạt lở, chia cắt giao thông

Quảng Ngãi: Mưa nhiều ngày khiến nước lũ dâng cao, gây sạt lở, chia cắt giao thông

Mưa lớn gây sạt lở, làm hư hỏng 3 ngôi nhà của người dân ở xã Ba Giang và Ba Vinh, làm hư hỏng đập dâng suối Lế
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.