Những gam màu vàng óng của “Mùa vàng”, trắng tinh khiết của Hoa sở, những dãy “Sống lưng Khủng Long” hùng vỹ cùng với những Lễ hội độc đáo, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đã tạo một thương hiệu du lịch Bình Liêu mà không địa phương nào có được.
Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, với 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Liêu là địa phương có nhiều cảnh đẹp hoang sơ nhưng cũng không kém phần kỳ vỹ.
Nhắc đến du lịch Bình Liêu là nhắc đến những Lễ hội mùa vàng, gắn liền với những trải dài uốn lượn từ những gam màu vàng óng của ruộng bậc thang; Lễ hội Hoa Sở với những triền đồi được phủ một màu trắng tinh khôi của hoa Sở; Lễ hội đình Lục Nà; ngày Hội kiêng gió hay Hội Soóng Cọ Bình Liêu, tất cả đều mang những nét bản sắc văn hóa độc đáo, mộc mạc nhưng mang đầy ý nghĩa đối với bà con các dân tộc miền núi Bình Liêu.
Không dừng lại ở đó, du lịch trải nghiệm là một trong những hoạt động thu hút đông đảo lượng du khách đến với Bình Liêu, khi địa phương này sở hữu hàng chục km đường biên giới được tạo dựng bởi những thành lũy, núi đồi, trùng điệp, hũng vỹ, nổi tiếng với những ngọn núi cao chọc trời như Cao Ba Lanh, Cao Xiêm, Pạc Sủi, Sống lưng Khủng Long, được “định vị” bởi các cột mốc biên giới, ở độ cao hàng trăm, thậm chí cả nghìn mét so với mặt nước biển, được mệnh danh là “nóc nhà” của vùng Đông Bắc, đã tạo nên điểm nhấn và là những địa chỉ du lịch quen thuộc đối với du khách thập phương trong và ngoài nước.
Nằm cách thủ đô Hà Nội 270 km, thành phố Hạ Long 108 km, Bình Liêu có khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Là huyện miền núi, Bình Liêu có địa hình chủ yếu là đồi núi cao với những thác nước tự nhiên đẹp hùng vĩ, như: thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc.
Trải dài trên các dãy núi trập trùng xanh thẫm là những cánh rừng hồi, rừng quế thơm ngát…, tạo nên bức tranh phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây cũng chính là thế mạnh của Bình Liêu trong phát triển du lịch cộng đồng, để thu hút du khách.
Bình Liêu đã bước đầu tạo dấu ấn với du khách bốn phương bằng chính những giá trị văn hóa truyền thống của mình.
Thông qua các hoạt động lễ hội, tuần văn hóa du lịch được phía chính quyền địa phương tổ chức thường niên, cùng với những lợi thế vốn có của một địa phương miền biên viễn, được thiên nhiên ưu đãi những cảnh đẹp độc đáo với Sống lưng Khủng Long trải dài, các điểm mốc biên giới tạo nên thế chắc chắn, vững mạnh về an ninh quốc phòng và cũng góp phần lớn vào hoạt động du lịch của địa phương.
Trong Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ninh, Đề án về phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh; Đề án phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh, giai đoạn 2020 - 2025, hay Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa giàu bản sắc địa phương, huyện Bình Liêu là một trong những địa phương được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên bố trí nguồn lực phát triển.
Những năm gần đây, Bình Liêu đã mạnh dạn khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống cũng như bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ban Quản lý Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử - Cơ quan tiền thân của BQL di tích và Rừng quốc gia Yên Tử được thành lập ngày 28/9/1992 theo Quyết định số 2275 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi giữa những ca làm việc trong ngày, anh Lê Hùng Dương (32 tuổi, Buôn Ma Thuột) lại vào bếp chuẩn bị những suất cơm 0 đồng cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, người lao động nghèo.
Với tính năng kết nối nhanh, mạng xã hội đang được nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng một cách tích cực. Câu chuyện của cô giáo Trúc Ly, sống tại TPHCM là điển hình. Tận dụng gần 120.000 người theo dõi, cô Ly kết nối nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ người khó khăn buôn bán tốt hơn, có việc làm, chỗ ở.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.