Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc năm 2019 vừa qua đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc với bạn bè thế giới về đời sống tâm linh của người Việt. Có thể thấy, đây sẽ là một cơ hội quý giá giúp tăng trưởng du lịch vượt bậc cho địa phương. Liệu du lịch tâm linh ở Hà Nam sẽ phát triển vượt trội như Ninh Bình đã đạt được sau thành công của Đại lễ Vesak 2014?
Bài học thành công từ Ninh Bình
Đại lễ Vesak không chỉ là sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế mà còn là cơ hội quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và phát triển tiềm năng du lịch tâm linh nước nhà.
Nhìn lại, Đại lễ Vesak năm 2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình có sự tham gia của hàng nghìn đại biểu quốc tế đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã đem đến cho tỉnh Ninh Bình một “cú hích” tăng trưởng du lịch tâm linh hiếm có. Trong giai đoạn từ 2014 – 2018, lượng du khách đến Ninh Bình tăng trưởng bình quân 14%/năm. Năm 2019, tỉnh Ninh Bình phấn đấu đón 7,5 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng.
Để có được kết quả trên, ngành du lịch Ninh Bình đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng các cơ sở dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn, đổi mới các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng…, tạo nên diện mạo mới.
Ví như, xây dựng các tuyến du lịch mới như tuyến tham quan số 3 ở Khu du lịch sinh thái Tràng An; phát triển thêm các sản phẩm du lịch hấp dẫn mới như xây dựng Khu văn hóa nông nghiệp công nghệ cao tại Đồng Giao (thành phố Tam Điệp), du lịch biển Cồn Nổi (huyện Kim Sơn), khu ngâm khoáng nóng trị liệu (huyện Nho Quan)…
Trả lời báo chí, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Mạnh khẳng định: “Đại lễ Vesak 2014 đã góp phần quảng bá sâu rộng những tiềm năng, thế mạnh, nét đặc sắc về du lịch, văn hóa, các sản phẩm du lịch độc đáo của Ninh Bình ra thế giới. Đây là cơ hội tốt để thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế đến Ninh Bình, đồng thời tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển”.
Liệu Hà Nam có tận dụng được “cú hích” để tăng trưởng?
So với Đại lễ Vesak 2014, Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc năm 2019 đã nhận được sự quan tâm lớn, với số người tham gia vượt trội hơn hẳn: khoảng 3.000 đại biểu, trong đó có 1.650 đại biểu quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng chục nghìn tăng, ni, phật tử.
Sau khi Đại lễ Vesak 2019 bế mạc, chủ nhà Việt Nam được hầu hết đại biểu, tổ chức Phật giáo quốc tế, cùng chư tôn đức tăng ni, phật tử trong nước đánh giá cao sự chu đáo, tận tình. Phát biểu lễ bế mạc, Hòa thượng Brahmapundit bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giúp cho các đại biểu dự Đại lễ có những ký ức, trải nghiệm tuyệt vời.
Có thể thấy, thành công của Đại lễ Vesak mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch tâm linh. Đại lễ tạo điều kiện quảng bá sâu rộng tiềm năng, thế mạnh, nét đặc sắc về du lịch, sản phẩm du lịch tới bạn bè thế giới. Tỉnh Hà Nam là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có khá nhiều điểm du lịch văn hóa, di tích lịch sử như: Đền Trần Thương, chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi Sơn; các làng nghề truyền thống về gốm Quế, trống Đọi, cá kho Vũ Đại,…
Theo đó, quần thể chùa Tam Chúc tại thị trấn Ba Sao, tỉnh Hà Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh; còn chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan.
Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc. Được biết, để hoàn thành dự án này, nhà đầu tư dự kiến phải mất thêm vài chục năm nữa. Khi đó, chùa Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích quần thể lên tới 5.000 ha.
Điểm nhấn trong Đại lễ Vesak là Ban Tổ chức không thu vé tham quan và bố trí phân khu riêng biệt rộng hơn 4.000m2 dành cho việc nấu, chế biến các món chay; khu nhà ăn tiệc buffet rộng 3.200m2 trong suốt ba ngày.
Thực phẩm rau, củ, quả, gạo và các thức ăn đều từ nguồn thực phẩm sạch. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Nam đã xây dựng xong tuyến du lịch tâm linh Tam Chúc, với các hoạt động đậm sắc tín ngưỡng người Việt xưa và nay như thờ cúng, tri ân báo hiếu, thiền, yoga,… để giới thiệu tới du khách bốn phương.
Từ hai bài học thành công trên đã cho thấy tư duy đổi mới của nhà quản lý khi xây dựng và phát triển hình thức du lịch tâm linh. Ví như, việc chuẩn bị tốt về hạ tầng, cơ sở du lịch, kết nối đồng bộ các điểm du lịch tâm linh, đảm bảo thống nhất quy hoạch từ cấp trung ương tới địa phương là yếu tố then chốt đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, ngành du lịch của địa phương phải luôn luôn sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đặc trưng vùng miền, song song với việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực có trách nhiệm, chuyên môn cao nhằm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của du khách trong và ngoài nước.
Sáng 23/10, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” năm 2024.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Sau những trận bão lũ khắc nghiệt, nhiều trường học ở vùng cao đã bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, còn có những điều ấm áp thắp lên ánh sáng hy vọng đến từ sự chung tay của cộng đồng ... tất cả đều chung một ý chí, mong muốn người dân vùng lũ sớm vượt qua khó khăn và mất mát, sớm ổn định cuộc sống, các em học sinh lại ngày ngày đến trường.
Chiều ngày 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng 3 tháng cuối năm 2024 và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.
Sáng 23/9, UBND hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai tổ chức lễ thông xe cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai kết nối thành phố Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai).
Năm nay, Hội Hoa Xuân TP HCM Tết Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức tại Công viên Tao Đàn (quận 1) trong vòng 9 ngày, phục vụ người dân và du khách tham quan, vui chơi.
Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22/11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại
Hiện nay, thời tiết đang bước vào mùa hanh khô, đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy, nổ, nhất là tại các khu dân cư tập trung đông người. Để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại gây ra trong dịp này, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo cá
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.