Những năm gần đây, cùng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, huyện Trảng Bom tập trung mọi nguồn lực nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Tạo cơ sở pháp lý cho đề án thành lập thị xã Trảng Bom
Hôm qua ngày 5/12, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định đồ án Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2040. Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc Trần Thu Hằng chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, đơn vị tư vấn đã trình bày báo cáo thuyết minh Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2040.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Trảng Bom với diện tích 32.724ha gồm 1 thị trấn Trảng Bom và 16 xã.
Về ranh giới, phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Cửu, Định Quán; phía Nam giáp với huyện Long Thành; phía Đông giáp với huyện Thống Nhất; phía Tây giáp với thành phố Biên Hòa. Tổng dân số hiện trạng toàn huyện đến năm 2020 khoảng 363.122 người, trong đó dân số thị trấn Trảng Bom khoảng 25.167 người và dân số 16 xã khoảng 337.955 người.
Xây dựng đô thị Trảng Bom trở thành một đô thị phát triển kinh tế tổng hợp, đô thị văn minh, hiện đại. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho đề án thành lập thị xã và các phường thuộc thị xã Trảng Bom. Tạo điều kiện quản lý quy hoạch và lập kế hoạch đầu tư xây dựng theo quy hoạch trước mắt cũng như lâu dài cho đô thị.
Quy hoạch xây dựng chính là tiền đề để đầu tư phát triển các dự án tạo cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội; cơ sở để lập các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị; là cơ sở để chính quyền địa phương, các tổ chức và các đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, chi tiết các khu vực…
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa những chiến lược, định hướng phát triển của tỉnh và huyện, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan trên địa bàn huyện Trảng Bom; tạo tiền đề nâng loại đô thị trở thành thị xã đô thị loại IV trong giai đoạn ngắn hạn và hướng tới đô thị loại III trong dài hạn.
Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Vũ Thị Minh Châu cho biết, những năm qua, nhờ sự nỗ lực, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Trảng Bom đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng. Năm 2019, thị trấn Trảng Bom được công nhận là đô thị loại IV. Đây là bước đệm quan trọng để huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí thị xã trong giai đoạn 2020-2025.
Nền tảng của huyện Trảng Bom là phát triển đồng đều và ổn định về mọi mặt. Cụ thể, kinh tế luôn duy trì mức tăng trưởng trên 13%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, cùng với đó là giảm dần tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp (hiện tỉ trọng tương ứng 69% - 25% - 6%). Trong từng lĩnh vực cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần các ngành đem lại giá trị.
Hiện nay, phần lớn các tuyến đường giao thông ở huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa, tạo sự kết nối giữa các xã với trung tâm hành chính huyện. Hệ thống điện, nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất được phủ kín đến các khu dân cư, các trang trại, cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản. Khu xử lý rác thải tập trung tại xã Tây Hòa được xây dựng theo mô hình khép kín với 98,5% lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý theo đúng quy trình.
Về tính chất, đô thị Trảng Bom là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa khu vực phía Đông tỉnh Đồng Nai; là đô thị động lực phía Đông Bắc trong vùng đô thị trung tâm của vùng Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời là trung tâm công nghiệp tập trung đa ngành, trung tâm tiếp vận, kho vận phía Đông vùng Thành phố Hồ Chí Minh; trung tâm giải trí, thể dục thể thao và du lịch sinh thái cấp vùng.
Theo đồ án, đến năm 2030, dân số toàn khu vực nghiên cứu khoảng 450.000 người; dân số khu vực dự kiến phát triển đô thị tập trung khoảng 325.000 người. Đến năm 2040, dân số toàn khu vực nghiên cứu khoảng 550.000 người; dân số khu vực dự kiến phát triển đô thị tập trung khoảng 450.000 người.
Tổ chức không gian, kiến trúc cho các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị; xác định mối liên hệ giữa không gian đô thị hiện hữu và phát triển mới. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cấp vùng, cấp đô thị đảm bảo phát triển bền vững. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch…
Về định hướng phát triển không gian, đồ án thuyết minh đề xuất các cấu trúc hoặc hình thái không gian chính, hướng phát triển trong tương lai. Xác định các hệ thống trung tâm; hệ thống công viên, hành lang cây xanh và không gian mở, quảng trường trung tâm cấp đô thị; định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn.
Về cơ bản, các thành viên Hội đồng thẩm định nhất trí cao với nội dung Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2040. Tuy nhiên, các thành viên cũng đóng góp thêm một số ý kiến để giúp đơn vị tư vấn và địa phương bổ sung, hoàn thiện.
Theo đó, địa phương cần lưu ý tách đất an ninh quốc phòng riêng; xem xét điều chỉnh về thời hạn lập quy hoạch, thẩm quyền phê duyệt đô thị, xác định loại đô thị phù hợp; làm nổi bật vị thế của đô thị Trảng Bom; bám sát các văn bản mới nhất, rà soát chỉ tiêu dân số trong đô thị; so sánh lợi thế cạnh tranh của đô thị; phối hợp rà soát mâu thuẫn với quy hoạch cao hơn; rà soát trên cơ sở thống nhất về chỉ tiêu, hiện trạng sử dụng đất; rà soát nguồn số liệu sử dụng đất hiện nay; bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc dân tộc; bổ sung hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh, cấp nước…
Sớm hoàn thiện hồ sơ đồ án để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Thay mặt UBND tỉnh Đồng Nai, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Thành Phương cho biết, các đơn vị của tỉnh và đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trên cơ sở tiếp thu ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định. Tỉnh sẽ tích cực phối hợp với tư vấn để hoàn thiện nội dung.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc Trần Thu Hằng nhấn mạnh, đô thị Trảng Bom có vai trò và vị trí đặc biệt đối với tỉnh Đồng Nai cũng như với vùng. Do đó, với đồ án Nhiệm vụ quy hoạch chung, tỉnh và đơn vị tư vấn cần chủ động cập nhật đầy đủ, chính xác cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị.
Về quy hoạch ngành, quốc gia liên quan đến đô thị Trảng Bom (giao thông vận tải, hệ thống đường sắt, đường bộ, kho vận…), cần làm rõ tính tác động tới sự hình thành, phát triển của đô thị trong giai đoạn tiếp theo. Từ đó, làm rõ sự cần thiết lập quy hoạch đô thị Trảng Bom.
Đồng thời, Vụ trưởng Trần Thu Hằng lưu ý, tỉnh cần thống nhất nội dung về khái quát và thực trạng phát triển kinh tế, lao động, chỉ tiêu dân số. Tiếp tục hoàn thiện các vấn đề liên quan đến sử dụng đất; phát triển, đầu tư phần đô thị và phần ngoài đô thị.
Vụ trưởng Trần Thu Hằng đề nghị đơn vị tư vấn và UBND tỉnh Đồng Nai tiếp thu đầy đủ những ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, sớm hoàn thiện hồ sơ đồ án để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Tỉnh cần xác định đúng thời hạn quy hoạch, có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Làm rõ dự báo quy mô dân số, quy mô đất đai; xác định mô hình cấu trúc không gian đô thị, phần tập trung đô thị và phần còn lại để dự trữ phát triển, các khu chức năng khác ngoài đô thị; làm rõ các yêu cầu nghiên cứu tại bước lập đồ án.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai phải chỉ rõ địa danh, các khu vực cần nghiên cứu, nhấn mạnh vào tính đặc thù của đô thị; làm rõ tính khả thi và nguồn lực thực hiện trên cơ sở khai thác lợi thế, tiềm năng, tác động của các dự án động lưc quốc gia, động lực vùng với đô thị Trảng Bom.
Tổ công tác 161 đã kiểm tra 135 trường hợp nghi vấn, lập 13 biên bản với các lỗi thay đổi kết cấu xe, không giấy phép, không giấy chứng nhận đăng ký xe, không gương chiếu hậu...
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ đốt lửa lần đầu vào tháng 12/2024, phát điện thương mại tháng 6/2025. Còn nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ đốt lửa lần đầu tháng 4/2025 và phát điện thương mại 9/2025.
Ngày 19/11, lực lượng chức năng TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã hoàn thành việc cưỡng chế 36 hộ dân để thu hồi đất thực hiện Dự án đường và kè ven sông Đồng Nai, đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu.
Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Công ty CP Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao An An Hoà đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin cấp phép xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Tại Công văn 1275/TTg-NN ngày 1/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chấp thuận UBND tỉnh Kiên Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 17,50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Đường kết nối Đê bao ven biển với Cầu Thứ Ba tại huyện An Biên.
Sau 3 năm xây dựng, ngày 29/10/2023 Lady Hill Sapa Resort, Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã chính thức được khai trương.
Dự án Vườn Vua thuộc xã Đồng Trung huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ được coi là dự án du lịch sinh thái lớn nhất vùng. Thế nhưng trong quá trình triển khai, dự án vướng phải nhiều “lùm xùm” về đất đai và môi trường.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến đối với đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng về Phương án đầu tư giai đoạn 2, Dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn)- Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.